USSEC: Ứng dụng công nghệ mới nâng cao dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Sáng ngày 16/5, Hội thảo về Dinh dưỡng thức ăn Thuỷ sản do Hội đồng xuất khẩu đậu tương Hoa Kỳ (USSEC) kết hợp với Khoa thuỷ sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Hội thảo được chủ trì bởi GS.TS Kim Văn Vạn – Trưởng khoa Thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng GS.TS Dominique P. Bureau – Giám đốc khoa học Wittaya Aqua International. Với sự tham gia của nhiều chuyên gia ngành thuỷ sản, lãnh đạo các hiệp hội, đại diện các công ty thức ăn thuỷ sản.

GS.TS Kim Văn Vạn – Trưởng khoa Thuỷ sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại khai mạc, GS.TS Kim Văn Vạn cho biết: “Trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay, thức ăn chiếm đến 70 – 80% tổng chi phí, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay việc nghiên cứu áp dụng công nghệ giảm chi phí sản xuất mang ý nghĩa rất lớn giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.”

GS.TS Dominique P. Bureau – Giám đốc khoa học Wittaya Aqua International trình bày các nghiên cứu chuyên sâu về đậu nành trong ứng dụng thức ăn thuỷ sản

Đi sâu vào các ứng dụng của đậu tương trong dinh dưỡng thuỷ sản GS.TS Dominique P. Bureau đã đưa ra những nghiên cứu về kiểm soát chất lượng trong thành phần thức ăn, áp dụng các công nghệ mới đạt các chỉ số mới để đưa vào dinh dưỡng thuỷ sản. Qua kinh nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm nhiều năm của ông rất nhiều kiến thức về Protein, Amino Axit, Lipid… trong đậu tương được ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn thuỷ sản nói riêng đã đem lại những tác động cho sự phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản. 

Ông Bùi Ngọc Thanh – Tư vấn Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản quốc gia của USSEC phát biểu

“Đậu nành được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản bởi hàm lượng đạm cao, chiếm 36%, dầu 19%, chất xơ không hòa tan 19%, đường, 9%, 13% ẩm và 4% tro (khoáng), bên cạnh đó, tác động đối với thiên nhiên khi trồng đậu nành là tương đối tốt, bởi nó giúp giảm xói mòn, giảm phát thải khí nhà kính 42%, tiết kiệm nước, ít sử dụng đất hơn…”, ông Bùi Ngọc Thanh – Tư vấn Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản quốc gia của USSEC cho hay.

Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng như cung cấp năng lượng cho các quá trình khác nhau trong cơ thể; cung cấp các nguyên liệu thô cho sự tổng hợp các chất; đóng vai trò như là thành phần cấu trúc; điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh các yếu tố về môi trường, di truyền, sức khỏe đàn gia súc, thì dinh dưỡng vật nuôi quyết định đến lợi nhuận khi chăn nuôi. Vì vậy, vấn đề dinh dưỡng vật nuôi rất cần được quan tâm, bởi nó có thể ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm chăn nuôi và ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng.

Các đại biểu tham dự

Các phương pháp nghiên cứu mới giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng trong thức ăn thuỷ sản, giúp tôm cá hấp thu thức ăn tốt đa, tối ưu hoá lợi nhuận, và đã được áp dụng trong thực tiễn. 

Nguyệt Nga – Thu Trang

Trong một cuộc Nghiên cứu chuyên sâu và kiểm soát hết sức nghiêm ngặt của USSEC từ năm 2020 - 2022, khi con người không được ra ngoài vì COVID-19 nên tập trung toàn toàn lực để nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng về các loại chất dinh dưỡng trong 3 loại đậu nành của Argentina, Brazin, Mỹ, thậm chí cả bột sắn và bột gạo cùng được phân tích chung vào… thì hàm lượng protein, lipid, năng lượng tổng của đậu tương được trồng ở Mỹ luôn có giá trị tốt nhất, độ tin cậy cao nhất luôn luôn ở ngưỡng 0,001.

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!