Carp edema virus (CEV) là tác nhân gây bệnh phù trên cá chép (Carp edema virus disease – CEVD), một bệnh truyền nhiễm mới nổi có khả năng lây nhiễm cao và gây chết cá ở nhiều nơi trên thế giới.
Đợt bùng phát bệnh xảy ra vào mùa đông năm 2016 tại một ao nuôi cá koi ở Thành Đô, tây nam Trung Quốc. Nhiệt độ nước thời điểm đó khoảng 11 – 130C. Các dấu hiệu lâm sàng của cá bị bệnh là lờ đờ, phản xạ kém, mắt bị lõm, các mang sưng phồng và da bị xuất huyết.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Những biến đổi mô bệnh học đã được quan sát trên cá gần chết, đó là tăng sinh tế bào rõ rệt ở các tơ mang, phồng lên và suy thoái không bào ở các tế bào biểu mô ống nhỏ thận và tế bào gan.
Quan sát qua kính hiển vi điện tử, các mô thận có các hạt virion của pox-like virus (đường kính 200 – 235 nm). Sự hiện diện của các đoạn 528 bp và 478 pb đặc trưng đã được phát hiện bằng phương pháp nested PCR. Một thí nghiệm gây nhiễm trên cá đã cho thấy tỷ lệ chết tích lũy là 15% (3/20) ở nhiệt độ nước 13 ±20C.
Hơn nữa, phân tích trình tự một phần của gen 4a cho thấy CEV phân lập (MG189372) trong nghiên cứu này tương đồng 100% với một chủng ở Anh (KX254027).Bằng chứng đã cho thấy mầm bệnh liên quan đến đợt bùng phát trên là virus gây bệnh phù trên cá chép, carp edema virus (CEV).
Theo các nhà nghiên cứu, đây là báo cáo đầu tiên về bệnh trên cá chép do CEV gây ra ở nhiệt độ thấp tại Trung Quốc, cho thấy rằng cần thiết phải giám sát bệnh này vào mùa lạnh và khi nhiệt độ thấp. Đây là những phát hiện hết sức quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh phù CEVD ở cá chép nuôi.