Xử lý khí độc trong ao tôm tăng cao sau mưa kéo dài

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Làm thế nào để xử lý khí độc trong ao tôm tăng cao sau khi mưa kéo dài?

(Trần Xuân Cần, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Các loại khí độc trong ao tôm như H2S, NH3, NO2,… sinh ra do thức ăn dư thừa, xác tảo tàn, vỏ lột của tôm, chất thải của tôm nuôi bị phân hủy dưới đáy ao trong điều kiện thiếu ôxy. Khi trời mưa, tảo thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp, tảo sẽ tăng cường hấp thụ ôxy trong nước dẫn đến hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp, khí độc sẽ sinh ra nhiều khiến cho sức khỏe của tôm bị suy giảm và dễ nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm độc, thân tôm thường có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn, thậm chí nếu nặng tôm có thể tấp bờ, chết rải rác hoặc tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt.

Để giảm hàm lượng các loại khí độc có trong ao nuôi tôm cần xi phông đáy ao, đồng thời tăng cường quạt nước nhằm bổ sung lượng ôxy hòa tan trong nước. Tiến hành thay nước từ từ và sử dụng các loại chế phẩm sinh học để loại trừ khí độc hiệu quả. Bổ sung thêm Vitamin C, canxi, phốt pho cho tôm ăn trong 1 tuần. Đặc biệt, cần quản lý chặt chẽ, tránh để dư thừa thức ăn.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!