Xử lý nấm, địch hại trong ao nuôi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Ao nuôi tôm được 1,5 tháng thì thấy sứa xuất hiện nhiều, làm thế nào để diệt sứa hiệu quả và an toàn cho tôm?

(Lê Văn Lĩnh, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)

Trả lời:

Khi lấy nước vào ao chứa, nên lọc nước bằng vải thật dày, cần may hai lớp và để nước được ổn định trong vài ngày. Thời gian để xử lý nước trong ao cấp thích hợp vào buổi sáng 8h và buổi chiều là 16h. Chạy quạt nước liên tục để kích thích các loại ấu trùng, trứng sứa hay ốc, cá tạp. Rồi bắt đầu xử lý nước cấp trong ao nước chứa với Chlorine. Ngoài ra cũng có thể dùng một số hóa chất tiệp tạp có nguồn gốc rõ ràng và được cho phép. Dùng lưới chỉ có màu xanh rêu được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm nước và có độ chắc cao. Chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5 cm. Chiều dài của lưới tương đương chiều dài của dàn quạt nước. Dùng cây tầm vông nẹp hai đầu, cắm cọc, căng thẳng trước mỗi dàn quạt nước trong ao nuôi. Cắm bằng mép nước cách dàn quạt khoảng 1,5 m. Khi quạt nước chạy sẽ tạo nên dòng chảy, sứa và trứng sứa bị cuốn trôi theo dòng chảy. Sứa và trứng sứa va đập vào lưới sẽ bị vỡ. Ngoài ra, cần định kỳ từ 7 – 10 ngày dùng bàn chải vệ sinh lưới.

Hỏi: Biện pháp xử lý nấm đồng tiền hiệu quả trong ao tôm?

(Đào Văn Thanh, xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)

Trả lời:

Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường. Đối với ao nuôi đang có tôm phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải. Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm. Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng, ngăn cản cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết. Tăng cường quạt nước, sục khí. Tránh cho ăn gần bờ. Thực hiện bổ sung chế phẩm vi sinh để ức chế nấm và vi khuẩn có hại. Sử dụng men vi sinh với liều cao liên tục tạt trực tiếp xuống ao, đặc biệt là khu vực dọc mép nước và chỗ xuất hiện nấm sẽ ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên. Hạn chế việc phát tán bào tử nấm và phát sinh độc tố khi tôm ăn phải các mảnh vỡ của nấm khi xử lý bằng các biện pháp cơ học (chà, tẩy nấm).

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!