Kiểm soát bệnh chướng bụng trên ếch nuôi thương phẩm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Chướng bụng (sình hơi) là bệnh thường gặp trên ếch nuôi thương phẩm. Bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến ếch bỏ ăn, yếu dần và có thể chết.

những năm gần đây nghề nuôi ếch tại Việt Nam ngày càng phát triển, đem lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi. Hiện có nhiều mô hình nuôi phổ biến ở nước ta như: nuôi ếch trong bể xi măng, trong giai (vèo), trong ao,… mang lại hiệu quả cao.

Mô hình nuôi ếch tại Đồng Tháp

Hiện nay ếch được nuôi với mật độ cao và người nuôi cho ếch ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên về bản chất tập tính ăn của ếch là ăn thiên về động vật, thích ăn mồi sống. Do vậy, trong quá trình nuôi ếch bằng thức ăn công nghiệp, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, quản lý để hạn chế dịch bệnh. Nhất là những bệnh liên quan bộ máy tiêu hóa, sưng chướng bụng ảnh hưởng tỷ lệ sống, sản lượng thu hoạch sau này.

Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh sưng chướng bụng:

– Ếch ăn không tiêu hóa được do thức ăn chất lượng kém hoặc ếch ăn phải thức ăn bảo quản không tốt, bị nhiễm nấm mốc,…
– Ếch được nuôi với mật độ dày, cùng với thức ăn cho ếch đạm cao nên môi trường nuôi rất dễ ô nhiễm, phát sinh nhiều vi khuẩn có hại, chúng xâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn gây bệnh đường ruột cho ếch.

Biểu hiện

Ếch có bụng căng to, phản ứng chậm chạp, vận động khó khăn. Một số ếch có hậu môn bị lòi ra, sưng và xung huyết đỏ, trong ruột có dịch lỏng lẫn thức ăn,…

Phòng bệnh

Trong quá trình cho ếch ăn cần bổ sung thêm men tiêu hóa BIOZYME For Fish liều 5 g/kg thức ăn/ngày và BIO-METASAL For Aquaculture (với thành phần Buta phosphan, B12 và Vitamin C) liều 5 ml/kg thức ăn, giúp tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu tốt thức ăn công nghiệp, ếch nhanh lớn, đường ruột khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, cần diệt khuẩn môi trường nuôi bằng BIO-IODINE COMPLEXFor Fish (liều 1 lít/500 m³ nước) hoặc BIO-PARACIDEFor Aquaculture (liều 1 lít/2.000 m³ nước). Đồng thời, định kỳ 1 – 3 ngày/lần thay nước (tùy mật độ nuôi) để kìm hãm sự bùng phát vi khuẩn gây bệnh, cũng như giúp môi trường thông thoáng, ếch ít khi bị nhiễm bệnh.

Trị bệnh

Trong quá trình nuôi, cần theo dõi hoạt động của ếch nuôi, nhất là thời điểm khi cho ếch ăn xem chúng ăn có tốt không? Nếu có hiện tượng ếch ăn yếu hơn, hoạt động kém, tách đàn,… thì nhanh chóng lấy mẫu bệnh phẩm gửi phòng xét nghiệm để phân tích tìm nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau.

Nếu ếch bị bệnh do thức ăn thì cần thay thức ăn mới phù hợp, đảm bảo chất lượng, dưỡng chất sẽ giúp ếch ăn khỏe, phát triển cân đối, mau hết bệnh.

Nếu ếch bị bệnh do nhiễm vi khuẩn có hại gây sưng chướng bụng thì ngưng cho ăn 1 ngày, sau đó tiến hành điều trị bằng cách trộn kháng sinh liên tục trong 7 ngày. Có rất nhiều kháng sinh có thể sử dụng để điều trị bệnh như: Sulfamid, Amox, Oxytetra, Doxy,… Sau điều trị kháng sinh cần trộn men BIOZYME For Fish để bổ sung vi sinh có lợi đường ruột, giúp ếch sớm phục hồi sức khỏe, bộ máy tiêu hóa, từ đó ếch bắt mồi mạnh, mau dứt bệnh.

Kết hợp thay nước mới rồi diệt khuẩn bằng BIO-IODINE COMPLEX For Fish (liều 1 lít/500 m³ nước) hoặc BIO-PARACIDE for Aquaculture (liều 1 lit/1.000 m³ nước) để tạo môi trường sạch bệnh, không ô nhiễm.
Ếch sống trong môi trường ít ô nhiễm, cùng với nguồn thức ăn tốt chứa đầy đủ dưỡng chất, được bảo quản tốt, sẽ phát triển nhanh, ít dịch bệnh, đạt năng suất cao.

ĐẶNG HỒNG ĐỨC
Cố vấn kỹ thuật Công ty Bio Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!