Kiểm soát bệnh đóng rong trên tôm sú

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Tôm sú là loài có giá trị dinh dưỡng cao và được xếp vào nhóm mặt hàng cao cấp. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tôm sú đã được nuôi công nghiệp ở vùng ven biển Việt Nam, nhất là vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi cùng với môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm,… ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi. Đặc biệt là khi tôm sú ăn không đủ chất dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, rất dễ bị mầm bệnh từ bên ngoài tấn công, nhất là bệnh đóng rong, làm giảm năng suất và giá bán khi thu hoạch.

Biểu hiện

Tôm bị đóng rong dễ nhận biết, rong bám vào thân tôm tập trung ở phần đầu ngực hoặc mang và các phụ bộ. Tôm bị nhiễm đóng rong nặng sẽ bỏ ăn, tách đàn, mềm vỏ, di chuyển chậm chạp, thường tấp mé bờ ao,…

Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân chính:

– Do môi trường ô nhiễm: Tôm sú nuôi công nghiệp với mật độ cao, cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp (hay còn gọi là thức ăn nhân tạo), vì vậy môi trường nuôi rất dễ ô nhiễm bởi thức ăn thừa, chất thải của tôm, do tảo chết và phân hủy trong ao (tảo tàn),… Tạo điều kiện thuận lợi để các loài vi khuẩn có hại Vibrio spp., nấm, protozoa,… phát triển quá mức. Từ đó chúng sẽ có cơ hội tấn công tôm sú nuôi, nhất là giai đoạn tôm thay vỏ mới (lột xác) hoặc môi trường thiếu ôxy, nhiều khí độc hại,…

– Sức đề kháng tôm bị suy giảm: Khi tôm ăn thức ăn kém chất lượng, thiếu dưỡng chất, thiếu Vitamin C, các Vitamin nhóm B, thiếu khoáng chất và các axit amin thiết yếu khác,… sẽ khiến cho chúng bị suy giảm sức đề kháng, tôm yếu, hoạt động kém, không tự làm sạch cơ thể,… dễ nhiễm bệnh.

Phòng trị bệnh

– Đối với môi trường nuôi: Ngoài việc định kỳ thay nước thì cứ 10 – 14 ngày tiến hành diệt khuẩn trong ao nuôi tôm sú một lần bằng sản phẩm Iodine hoặc BIO PARACIDE for aqua liều 1 lít/2.000 m3 nước. Sau 15 – 20 ngày tạt 1 đợt vi sinh BACTER for shrimp hoặc SUPERBAC để phân hủy cải thiện chất hữu cơ lơ lửng, cải thiện nền đáy tạo môi trường thông thoáng. Khi nuôi từ tháng thứ 2 trở đi thì tạt thêm YUCCA (chế phẩm sinh học) vào nguồn nước ao tôm để hấp thụ khí độc như NH3, H2S,… Duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trong ao tôm sú đảm bảo > 4 ppm (4 mg/lít nước).

– Đối với nguồn thức cho tôm: Chọn thức ăn phù hợp và chất lượng cho tôm sú. Trong quá trình cho tôm ăn nên trộn kèm thêm Vitamin tổng hợp nhất là Vitamin C và Beta-glucan có trong sản phẩm BIO ACTIVIT for shrimp sẽ giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch. Nếu môi trường nuôi tôm sú có độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm vào mùa mưa thì nên bổ sung thêm khoáng chất cho tôm sú ăn phòng bệnh mềm vỏ thiếu khoáng.

Sản phẩm minh họa: Bio paracide và Bio Activit

Tóm lại, bệnh đóng rong trên tôm sú xảy ra khi hội đủ 2 điều kiện: Môi trường nuôi bị ô nhiễm và sức khỏe tôm suy yếu. Vì vậy, trong quá trình nuôi tôm, người nuôi phải theo dõi chặt chẽ, giữ môi trường nuôi sạch, đảm bảo sức khỏe tôm luôn khỏe mạnh thì dịch bệnh ít khi xảy ra, nhất là bệnh đóng rong. Tôm sạch sẽ khỏe mạnh, đạt giá trị và năng suất cao khi thu hoạch.

Đặng Hồng Đức
Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!