T2, 06/07/2020 11:03

Nơi rừng biết đi và đất biết đẻ

Chưa có đánh giá về bài viết

Do địa hình trải rộng từ Đông sang Tây, Mũi Cà Mau thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau) chịu tác động của chế độ nhật triều và bán nhật triều, đón lượng phù sa từ các con sông, tụ nên vùng bãi bồi rộng lớn, luôn trong diễn thế vươn ra biển.

Vườn có diện tích trên 41 nghìn ha, trong đó, trên 15 nghìn ha đất liền, 26 nghìn ha mặt nước biển; Có hệ động, thực vật đa dạng và phong phú. Riêng động vật có đến 93 loài chim, 26 loài thú, 42 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản, trong đó có nhiều loài quý hiếm, như bồ nông chân xám, giang sen, rái cá… Hiện, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển và Khu Ramsar thế giới.

Những trái mắm chín rụng xuống, trôi bồng bềnh trên mặt nước, gặp bùn nhanh chóng nẩy mầm, mọc rễ cắm sâu vào đất, trở thành điểm tựa cho phù sa tụ lại: Rừng “biết đi” theo sóng, đất “đẻ” ra hàng ngày.


Mầm cây mới vươn lên trên mép sóng


Cá thòi lòi – một ”kỳ vật” của vùng


Đước ken dày như… tre, là thành lũy bảo vệ cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau


Kiếm sò bằng ván trượt trên vùng bãi bồi


Một khu du lịch sinh thái trên vùng Đất Mũi


Tuần tra bảo vệ rừng

Thanh Minh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!