Xóm biển Kênh hòn Đá Bạc – xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) từ lâu gắn bó với nghề khai thác ruốc.
“Ruốc về…!”, tiếng reo vang của những ngư phủ vọng vào xóm, ấp thúc giục hàng trăm phương tiện cùng nhau ra biển đóng ruốc. Mùa ruốc rộ vào khoảng tháng 11 âm lịch hàng năm và kéo dài 4 – 5 tháng, bình quân mỗi phương tiện công suất 20 CV mỗi chuyến khai thác khoảng 2 – 3 tấn ruốc, có khi được 5 – 7 tấn.
Hiện, giá ruốc tươi khoảng 10 – 15 ngàn đồng/kg, nhưng ruốc tươi nhanh hư, khó tiêu thụ, nên phần lớn đều bán ruốc khô với giá 30 – 40 ngàn đồng/kg. Sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền thu lãi bình quân từ 3 – 6 triệu đồng/chuyến/ngày. Ruốc khô đã được các thương lái xuất khẩu đi nhiều nước.
Con vật nhỏ, cả nghìn con mới được 1 ký, loài giáp xác, gọi là ruốc hay tép nhỏ, moi, khuyết… Phơi khô rồi chế biến ngon, làm mắm… ngon. Nhỏ, nhưng trong nhiều tháng là cứu cánh cho ngư dân và những người dân trên bờ làm nghề chế biến, như món quà biển cả ban tặng cho ngư dân hòn Đá Bạc.
Phương tiện khai thác ruốc của ngư dân hòn Đá Bạc
Chuyển ruốc từ thuyền lên bờ
Sàng lọc cá tạp trước khi phơi ruốc
Cánh đồng ruốc ở kênh hòn Đá Bạc
Ruốc khô thành phẩm, một nguyên liệu rất dễ chế biến riêng cũng như chung với các thực phẩm khác