T2, 06/07/2020 11:58

Nuôi tôm hùm ở Nhơn Hải

Chưa có đánh giá về bài viết

Xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) nổi tiếng là vựa nuôi tôm hùm lớn của tỉnh. Những năm qua, nuôi tôm hùm đã giúp nhiều hộ dân ở Nhơn Hải có của ăn của để, xây nhà, mua thêm phương tiện để đánh bắt thủy sản… Tuy nhiên, nghề này cũng không kém phần vất vả.

Nghề nuôi tôm hùm giống ở Nhơn Hải có từ khoảng từ năm 1997 đến nay, còn nghề nuôi tôm hùm thịt thương phẩm mới hình thành vào khoảng năm 2007, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong xã những năm qua. Năm 2014, xã Nhơn Hải có 87 hộ ngư dân đầu tư gần 22 tỷ đồng thả nuôi hơn 94.000 con tôm hùm giống trên 55 bè nuôi; 51 hộ ngư dân đầu tư nuôi hơn 31.000 con tôm hùm thương phẩm trên 30 bè nuôi. Trong đó, ngư dân nuôi tôm hùm thương phẩm đã xuất bán 1.800 kg tôm hùm, đạt giá trị 200 triệu đồng, bình quân 1,7 – 1,8 triệu đồng/kg tôm tôm hùm (loại 1 – đạt trọng lượng từ 1 kg trở lên). Tuy nhiên, năm nay, giá tôm hùm thương phẩm được bán theo hình thức “cân xô, đổ đồng” (bán chung tôm loại 1, loại 2, chứ không phân loại ra bán như năm trước) với giá bán 1,2 – 1,3 triệu đồng/kg tôm. Trong 9 tháng đầu năm 2015, ngư dân nuôi tôm hùm xã Nhơn Hải đã xuất bán 3,6 tấn tôm hùm thương phẩm, đạt giá trị trên 4,5 tỷ đồng.


Ngư dân Nhơn Hải sửa sang ngư lưới cụ để khai thác tôm hùm giống


Ngư dân đánh bắt tôm hùm giống vào mùa biển động (khoảng tháng 10 âm lịch năm trước đến hết tháng 3 âm lịch năm sau)


Chuẩn bị thức ăn cho tôm


Những chiếc lồng bị hỏng sẽ được thay mới lưới bao, hàn lại khung sắt…


Lấy tôm từ lồng nuôi mang lên thuyền kiểm tra trọng lượng


Sau 18 tháng nuôi, tôm được xuất bán cho thương lái

>> Lồng nuôi tôm hùm thương phẩm là những lồng sắt có lưới bao quanh, cố định dưới mặt biển bằng những dây neo, có gắn ống phao nổi trên mặt nước để xác định vị trí. Mỗi lồng nuôi có một “ô cửa” nhỏ, khoảng 60 – 80 cm2, để đưa thức ăn vào cho tôm và bắt hay thả tôm vào lồng.

Ngư dân thường cho tôm ăn vào buổi trưa hoặc chiều. Mỗi bè nuôi thường có 2 – 3 người cho tôm ăn. Việc cho tôm ăn rất vất vả. Sau khi chế biến thức ăn bằng cách băm nhỏ, cắt bỏ xương cá…, người nuôi tôm phải lặn xuống biển, đưa “mồi” đến từng lồng nuôi để bỏ vào. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải lặn vào trong lồng để vệ sinh lồng và kiểm tra tôm…

Đoàn Ngọc Nhuận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!