(Thủy sản Việt Nam) – Cá vược (Lates calcarifer) là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Có thể sống trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn; tốc độ phát triển tốt. Sau 6-8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm từ 0,5-0,8kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%.
III. Quản lý chất lượng nước trong ao
– Giai đoạn ương cá giống: Cấp thêm nước và thay 20-30% lượng nước trong ao mỗi lần.
– Giai đoạn nuôi cá thịt: Cần thay nước trong ao nuôi ít nhất 2 lần/tuần. Mỗi lần thay 30- 50% lượng nước trong ao.
– Chú ý duy trì các chỉ số môi trường của nước trong suốt thời gian nuôi:
+ pH nước: 7,5-8,5.
+ Nhiệt độ nước: 25-320C.
+ Độ trong của nước: 30 -60cm.
Nuôi từ 10-12 tháng cá vược sẽ đạt kích cỡ 0,8-1,2kg/con
IV. Phòng và trị bệnh cá
1. Phòng bệnh
– Thường xuyên vệ sinh ao, không để thức ăn dư thừa ở đáy ao.
– Hạn chế sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, tảo nở hoa, hàm lượng oxy hòa tan…
– Cho cá ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng.
+ Cá tạp phải tươi.
+ Cá còn dư khi cho ăn phải được ướp lạnh.
+ Cá đông lạnh phải được làm tan trước khi cho ăn.
– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
– Bổ sung men tiêu hoá trộn vào thức ăn và Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cá.
2. Trị một số bệnh thường gặp
a. Các bệnh do virus
– Dấu hiệu: Màu sắc của thân cá tối, mang nhợt nhạt; cá bơi xoay tròn hoặc bơi yếu, gần mặt nước; cá chết nhanh, với số lượng lớn.
– Nguyên nhân: Do virus gây hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus.
– Xử lý: Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống, loại trừ các con yếu; cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá, giữ môi trường nước nuôi ổn định.
b. Các bệnh do vi khuẩn
– Dấu hiệu: Vây cá bị tổn thương, xuất huyết dưới da, có khối u trên thân, mắt đục lồi ra, có xuất huyết hoặc không. Cá bỏ ăn và chết ở đáy.
– Nguyên nhân:
+ Mật độ nuôi cá quá cao, chất lượng dinh dưỡng nước trong ao nuôi bị ô nhiễm, hoặc nước kém lưu chuyển.
+ Ký sinh trùng gây ra vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
– Xử lý:
+ Duy trì mật độ nuôi thích hợp.
+ Thức ăn được bảo quản tốt. Thay một phần nước trong ao nuôi.
+ Dùng kháng sinh: Tetracyline với liều lượng 10-12g/100kg cá và Vitamin C 30mg/kg trộn vào thức ăn.
+ Tắm nước muối 3-4% cho cá trong 10-15 phút; hoặc dùng kháng sinh như Tetracyline 10-20 ppm tắm cho cá bệnh từ 15-30 phút, liên tục trong 5 ngày.
c. Các bệnh do nấm
– Dấu hiệu: Xuất hiện đốm màu trắng có đường kính 2mm ở các cơ quan bị nhiễm, làm ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm của cá.
– Phòng ngừa:
+ Tránh làm cá bị thương.
+ Chuyển cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm ra khỏi hệ thống nuôi.
+ Không cho cá ăn thức ăn ôi thiu.
– Xử lý: Tắm cá trong nước muối 3-4% khoảng 10-15 phút. Hoặc tắm nhanh bằng dung dịch Focmalin 10-30ppm có sục khí trong 5-7 phút.
d. Cá bị bệnh do ký sinh trùng
– Nguyên nhân: Do nhiều loại tác nhân như: Protozoa, giun dẹp, giun tròn, giáp xác, đỉa…
– Xử lý: Tắm cá trong dung dịch Iodine, Focmalin, hoặc Oxy già, nước muối.
VI. Thu hoạch cá
Kích cỡ cá thu hoạch từ 0,8-1,2 kg/con (sau khoảng 10-12 tháng nuôi). Thu vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không cho cá ăn từ 1-2 ngày trước khi thu hoạch. Tránh làm cá bị trầy vảy hoặc tổn thương khi kéo lưới vì sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của cá, khó tiêu thụ.
Lưu ý: Nên mua giống ở những địa chỉ có uy tín, chất lượng, tin cậy. Đồng thời phải có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y.
Bùi Trọng Khiêm
(Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hải Phòng)
“Kỹ thuật nuôi hàu”
Cuốn sách dày 88 trang do PGS.TS Nguyễn Kim Độ và KS Ngô Trọng Lư biên soạn, cung cấp cho người đọc những thông tin về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, và giá trị của hàu. Bên cạnh đó là những hướng dẫn cụ thể và chi tiết về kỹ thuật nuôi hàu thương phẩm, một đối tượng thủy sản khá mới mẻ nhưng dễ nuôi và có giá trị kinh tế. Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành.
Bạn đọc quan tâm có thể tìm mua tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc tại địa chỉ: www.vinabook.com.
Đoàn Quân