Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột của động vật thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Việc thành lập một hệ vi sinh vật có lợi giúp đường ruột của vật nuôi khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để tối đa hóa năng suất và lợi nhuận. Do đó, ngành nuôi trồng thủy sản đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế, không sử dụng các chất kích thích, kháng sinh nhằm bảo vệ đường ruột của vật nuôi.

Tăng năng suất sinh khối

Việc kết hợp các phytobiotics trong các chất phụ gia giúp kìm và diệt khuẩn, từ đó chống lại các vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Hỗn hợp này có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi sinh vật trong đường ruột cá và tôm, giúp chúng phát triển khỏe mạnh. Kết quả này đã được thể hiện ở bảng 1 dưới đây.

thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột của động vật thủy sản

Bảng 1: Ảnh hưởng của tăng trưởng phytobiotic đến các thông số của cá rô phi nuôi lồng, kích cỡ 170 – 700 g/111 ngày (Sampaio Goncalves và cs., 2016)

Các thí nghiệm được tiến hành trong lồng nuôi có thể tích 7 m3 trong thời gian 111 ngày từ khi cá có trọng lượng trung bình 170 g/con, thả 840 con cá/lồng. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên có sẵn và bổ sung thêm một số chất phụ gia, thí nghiệm được lặp lại ở 5 lồng nuôi. Kết thúc thí nghiệm cho một kết quả khả quan, việc bổ sung thêm các chất phụ gia đã tăng 7,7% năng suất và giảm 3,5% chi phí thức ăn cho mỗi kg cá; đồng thời, tăng thêm 10% lợi nhuận cho người nuôi so với lô đối chứng.

 

Giảm các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng

Thức ăn bổ sung các phytobiotics giúp ngăn chặn dịch bệnh trong nuôi thủy sản, nhất là các vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào vật nuôi. Tại ruột của động vật thủy sản là nơi có nhiệt độ ổn định nhờ đó có thể giúp hấp thu tốt các chất phụ gia và các chất bổ sung một cách hiệu quả mà không phải phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trại nuôi. Các hỗn hợp này kết hợp với nhau một cách tự nhiên giúp diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn, cũng như ức chế được cách thức vi khuẩn giao tiếp ở dưới nồng độ MIC và có nhiều hứa hẹn trong việc giảm thiểu các ảnh hưởng từ vi khuẩn Vibrio và Hội chứng chết sớm (EMS/AHPND) còn tồn tại trong nuôi tôm.

Việc đưa các chất phụ gia thức ăn có nguồn gốc từ thực vật vào một khẩu phần ăn trong điều kiện tiêu chuẩn tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi đã giúp cải thiện tỷ lệ sống tới 24% tại một trại nuôi tôm bán thâm canh của Panama và 18% so với nhóm đối chứng trong 2 chu kỳ sản xuất riêng biệt (Cuellar Anjel và cs., 2011). Một thử nghiệm mới đây được thực hiện tại các ao nhỏ nuôi tôm ở tỉnh Guayas, Ecuador cho thấy: việc bổ sung các chất phụ gia giúp cải thiện đường ruột và tăng 20,5% tỷ lệ sống so với lô đối chứng, tăng năng suất 14,1% và tăng khả năng chuyển hóa thức ăn 14,9% (Valle và Coutteau, 2015).

 

Tăng khả năng tiêu hóa và cải thiện sức khỏe

Hiện, các công thức thức ăn thủy sản chủ yếu tập trung chi tiết vào kỹ thuật về dinh dưỡng và lựa chọn các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn; trong khi, cách sử dụng tối ưu các chất dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của đường ruột cho thủy sản là hai lĩnh vực ít khi được quan tâm. Điều này trái ngược hoàn toàn với sự tiến bộ mạnh mẽ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, nơi tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và sức khỏe đường ruột được coi là hai lĩnh vực trọng tâm để phát triển công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi; từ đó, giúp tăng khả năng tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của động vật thủy sản.

>> Phương pháp tiếp cận bền vững để điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột là sử dụng kết hợp các hợp chất tự nhiên có khả năng điều chỉnh hệ vi sinh vật có lợi như probiotic, prebiotic, các acid hữu cơ, chiết xuất nấm men và phytobiotics. Những sản phẩm này có khả năng liên kết với nhau, có tác dụng hiệp đồng giúp đường ruột của vật nuôi phát triển khỏe mạnh.

Hoàng Ngân (Tổng hợp)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!