Đề án 52 tại TP Nha Trang: Nâng cao chất lượng dân số vùng biển

Chưa có đánh giá về bài viết

Là địa phương đi đầu triển khai hiệu quả Đề án 52 tại Khánh Hòa, TP Nha Trang đã và đang duy trì thực hiện những mô hình, hoạt động thiết thực, đem lại kết quả ý nghĩa trong công tác dân số. Tuy nhiên, các hoạt động của Đề án tại các xã hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình

Triển khai sâu rộng

Thực hiện Đề án 52, hàng năm, việc tuyên truyền về DS –  KHHGĐ, chăm sóc SKSS tại 9 xã, phường trong toàn thành phố được đẩy mạnh; người dân được cung cấp các dịch vụ tận nơi. Song song đó, Đề án 52 còn tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho công nhân lao động tại các cơ sở, xí nghiệp, khu chế xuất, lao động làm việc trên biển; cung cấp tài liệu cho các tàu đánh bắt xa bờ và trạm kiểm soát biên phòng; tư vấn trực tiếp cho ngư dân ở các cảng cá…

Trung tâm Dân số TP Nha Trang còn triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh” tại 27 xã, phường, trong đó có 9 xã, phường thuộc Đề án 52, gồm các hoạt động: truyền thông, tư vấn nâng cao nhận thức cho người dân tại địa bàn Đề án về nội dung, lợi ích và những kiến thức cơ bản về tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh. Tiếp tục duy trì sinh hoạt của mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, tổ chức được 55 buổi sinh hoạt, các hoạt động văn nghệ, hội thi tìm hiểu kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho nam/nữ thanh niên, vị thành niên trên địa bàn; tiến hành khám sức khỏe vị thành niên, thanh niên tiền hôn nhân được 164 ca tại địa bàn xã Vĩnh Lương.

đề án 52 tại thành phố nha trang

Công tác DS – KHHGĐ tại TP Nha Trang ngày được tuyên truyền rộng – Ảnh: CTV

Bà Đặng Thị Quỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Dân số TP Nha Trang cho biết, đến nay, Đề án đã nâng cao nhận thức, tuyên truyền đồng bộ cho người dân 9 xã, phường được triển khai. Cùng với mức sinh giảm, tỷ lệ chị em bị mắc các bệnh liên quan đến sinh sản cũng giảm nhiều…

 

Kiến nghị tháo gỡ khó khăn

Đánh giá chung, Đề án vẫn còn gặp khó khăn nhất định, nhất là việc triển khai cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chưa đồng bộ. Do kinh phí truyền thông ngày càng bị cắt giảm nên việc tuyên truyền vận động tại cơ sở chưa được thường xuyên liên tục. Việc hỗ trợ chỉ tiêu soi tươi và xét nghiệm tế bào âm đạo không được hỗ trợ kinh phí nên chưa đảm bảo được nhu cầu người dân tại các xã, phường triển khai Đề án. Kinh phí phân bổ chưa đáp ứng đủ nhu cầu, định mức chi còn thấp. Hoạt động truyền thông ở một số xã gặp khó khăn do đặc thù địa bàn các xã đảo xa đất liền nên chi phí vận chuyển, đi lại trong các đợt truyền thông cao, trong khi đó định mức kinh phí quá thấp so với chi phí thực tế. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các dự án chỉnh trang đô thị, số lượng hộ chuyển đi lớn nhưng không cắt khẩu nên ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý biến động dân cư.

Bà Phan Thị Tuyết Sương, Trạm trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Phương cho biết, hoạt động dân số ngày càng phân tán, nhỏ lẻ, do kinh phí hoạt động không có, trong khi các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động chuyên môn còn thiếu thốn. Do đó, các xã, phường triển khai Đề án cần tham mưu lãnh đạo địa phương hỗ trợ thêm kinh phí để các hoạt động truyền thông ngày càng được phong phú về hình thức và nâng cao chất lượng nhằm đạt hiệu quả cao.

>> Trong năm 2015, TP Nha Trang đã sửa chữa 2 pa nô tuyên truyền, treo 63 băng rôn, khẩu hiệu mới, cấp phát 4.082 tờ rơi, tư vấn nhóm: 102 lượt với 2.681 người tham dự. Tư vấn cộng đồng: 27 lượt với 1.023 người. Nói chuyện chuyên đề 22 lượt với 786 người tham dự. Thăm hộ gia đình với 1.948 hộ, 2.198 lượt thăm. Phát tin bài tuyên truyền: 436 tin, bài với 1.752 lượt phát thanh, thời lượng 8.256 phút.

Hương Ly

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!