Bên cạnh thức ăn, con giống, thuốc… thì điện là một trong những yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản nói chung. Chính vì vậy, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành thủy sản có vai trò quan trọng không nhỏ của ngành điện; với những chương trình, dự án cấp điện cho nuôi trồng, chế biến.
Để đảm bảo sản xuất, gia tăng hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của ngành điện lực, các hộ dân và doanh nghiệp cũng đã nghiên cứu và áp dụng nhiều cách thức để tiết kiệm điện. Chẳng hạn, đối với mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi kết hợp tôm – lúa, người dân áp dụng quy trình kỹ thuật không thay nước, gia cố bờ ao chắc chắn, có sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế việc bơm nước và thay nước để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng, lắp đặt tụ bù điện tại các motor chạy quạt; sử dụng ổ trục và con lăn tiết kiệm điện cho hệ thống quạt tạo ôxy; lắp đặt biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ; sử dụng đèn compact, đèn LED tiết kiệm điện trong chiếu sáng… hoặc sử dụng năng lượng xanh trong sản xuất (năng lượng mặt trời, gió…).
Hệ thống điện vẫn chưa đủ phục vụ nuôi trồng thủy sản
Vận hành hệ thống sục khí tại trại ương tôm giống
Phòng nuôi cấy tảo hiện đại với hệ thống sục khí, điện…
Những dây chuyền chế biến thủy sản hiện đại sử dụng công nghệ tiết kiệm điện