Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt…
Vẻ đẹp hoang sơ đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) mê hoặc du khách
Ngoài ra, từ bao đời nay, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống cho ngư dân mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử – văn hóa…; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển… Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn địa phương, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với du lịch.
Lễ khao thề tế lính Hoàng Sa – một trong những lễ hội độc đáo của ngư dân miền biển
Tổng doanh thu ngành du lịch năm 2016 gần 20 tỷ USD, chiếm 6,8% GDP. Với mục tiêu năm 2020, du lịch biển thu hút 22 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa, tổng thu 200.000 tỷ đồng. Do vậy, để du lịch biển đảo ngày càng phát triển, Việt Nam cần biến tiềm năng đang có trở thành thế mạnh phát triển kinh tế như một xu hướng và động lực mới.
Cá cơm – nguyên liệu để làm ra thương hiệu nước mắm Phú Quốc
Cuộc sống miền biển bình dị, nên thơ
Lặn biển – hoạt động du lịch được du khách thích thú
Ẩm thực biển với những đặc sản tươi ngon
Nhiều resort, khu nghỉ dưỡng hạng sang tại cửa biển mang tầm vóc quốc tế