Ngư dân Cà Mau đều quen với nghiệp biển và gắn bó với biển như một nghề cha truyền con nối.
Làm khô cá khoai tại Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân cũng được xem là một nghề hậu cần truyền thống, giúp giải quyết hàng ngàn lao động nữ địa phương.
Tại các cửa biển như Sông Đốc, Rạch Tàu, Rạch Gốc, Khánh Hội, Đá Bạc… hàng ngàn hộ dân ven biển có đàn ông đi biển thì đàn bà ở nhà buôn cá, làm mắm, phơi cá khô, phơi ruốc, vá lưới và các dịch vụ “ăn theo” hậu cần nghề biển khác… Do đó, việc phát huy thế mạnh thủy hải sản của địa phương để tăng thu nhập, tạo việc làm cho chị em đã góp phần giúp phụ nữ miền biển Cà Mau có việc làm ổn định, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, còn giúp ngư dân thêm yên tâm vươn khơi, bám biển, không phải lo lắng đến đầu ra sản phẩm; qua đó, góp phần đem đến cho các cửa biển Cà Mau một diện mạo nông thôn mới, phát triển bền vững và giàu mạnh hơn.
Cửa biển Sông Đốc (Cà Mau) trở nên nhộn nhịp với nghề khai khai thác biển và các dịch vụ nghề cá khác.
Sau chuyến biển, công việc đầu tiên của chị em phụ nữ là phân lựa các loại thủy, hải sản.
Với đôi bàn tay khéo léo tài hoa của chị em phụ nữ miền biển đã nâng tầm những sản phẩm cá khô biển thành những đặc sản Cà Mau.
Để có những chuyến đi biển tiếp theo không thể thiếu bàn tay của người phụ nữ trong công việc vá lưới. Đây cũng một nghề hậu cần kiếm thêm thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày.