Hải sâm là một món ngon trong ẩm thực Trung Quốc, vì vậy chúng có giá đắt cắt cổ. Tuy nhiên, cầu mặt hàng này tăng vọt đã thúc đẩy nạn săn trộm trên toàn thế giới.
Hải sâm là một món ngon trong ẩm thực Trung Quốc, vì vậy chúng có giá đắt cắt cổ. Tuy nhiên, cầu mặt hàng này tăng vọt đã thúc đẩy nạn săn trộm trên toàn thế giới.
Báo động về sự suy giảm của hải sâm, rong biển… tại Ma-rốc, nước này đã cấm xuất khẩu hải sâm vào năm 2010 và bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp, được giao dịch trên thị trường chợ đen. Nhưng việc buôn lậu vẫn tiếp diễn bởi cuộc sống ngư dân nơi đây chủ yếu dân nghèo. Nếu không làm việc này, họ không có tiền, gia đình họ có thể chết.
Hải sâm có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, như một loài thanh lọc cho đại dương. Khai thác trái phép dẫn đến số lượng hải sâm ngày một cạn kiệt, sự suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường đại dương.
Cung cấp cho thị trường chợ đen, ngư dân lặn khai thác hải sâm trái phép thường là người nghèo, làm việc không có dụng cụ thích hợp, có nguy cơ bị thương hoặc thậm chí tử vong. Trong ảnh, hai ngư dân Ma-rốc chuẩn bị lặn biển cách bờ 1 dặm. Họ dành 6 giờ để thu thập rong biển.
Nín thở, thợ lặn Ibrahim Morsli săn lùng hải sâm ngoài khơi Moulay Abdallah, Ma-rốc.
Tìm thấy hải sâm là một phần thưởng lớn đối với những thợ lặn trái phép nơi đây. Mặc dù nhiều năm lặn biển khai thác hải sâm trái phép, Ibrahim Morsli chưa bao giờ nếm thử hải sâm. “Đây không phải là thức ăn cho chúng tôi”, anh ấy nói.
Rong biển đỏ được sản xuất thành agar, được sử dụng để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và trong nhiều dược phẩm. Ma-rốc là nhà cung cấp lớn nhất thế giới cho đến khi chính phủ nước này lo ngại về sự cạn kiệt, bắt đầu kiểm soát chặt, nhưng việc thu gom trái vụ, là bất hợp pháp, vẫn còn tràn lan.
Ở Trung Quốc, hải sâm được bày bán tràn lan tại chợ hải sản lớn nhất Quảng Châu, là một loại thực phẩm xa xỉ, được xem là thần dược cho phái mạnh.