Ngăn chặn Vibrio bùng phát trong ao nuôi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Chủng vi khuẩn Vibrio là mối lo ngại hàng đầu cho người nuôi tôm, chúng là tác nhân gây ra các bệnh như: phân trắng, đốm đen, đục cơ, phát sáng và đặc biệt “Hoại tử gan cấp” (AHPND/EMS) khiến tôm chết hàng loạt, để lại thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và môi trường nuôi. Do đó, việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio là vấn đề được quan tâm nhiều nhất.

Công tác xử lý ao cuối vụ và chuẩn bị ao đầu vụ, đặc biệt là ao đất, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tích tụ của hệ vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi khuẩn có lợi phát triển, lấn áp vi khuẩn có hại. Đến với mô hình SUCCESS, người nuôi sẽ được cung cấp trọn bộ hướng dẫn xử lý môi trường, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, nguồn nước và thời tiết tại khu vực nuôi tôm của mình. Sau đây, ông Cherdchai Thongchoo, Giám đốc Kỹ thuật Skretting châu Á sẽ gửi đến người nuôi những lưu ý quan trọng trong công tác chuẩn bị ao đối với mô hình ao đất.

Chủng vi khuẩn có hại Vibrio

Phần lớn các vi khuẩn thuộc chủng Vibrio đều mang độc tố, khả năng sản sinh độc tố này có thể lây truyền giữa các cá thể vi khuẩn với nhau. Vibrio có thể tự tổng hợp màng bảo vệ chống lại các yếu tố vật lý và hóa học khắc nghiệt của ao nuôi. Diệt khuẩn bằng các phương pháp đơn lẻ như kháng sinh hay hóa chất diệt khuẩn mạnh không chỉ là giải pháp kém hiệu quả (đặc biệt đối với ao đất), kém bền vững, mà còn làm tăng khả năng kháng thuốc của Vibrio, giảm số lượng vi sinh vật có lợi; đặc biệt là ngay sau khi sử dụng thì Vibrio sẽ hồi phục nhanh hơn và trở thành loài chiếm ưu thế trong ao nuôi.

Điều kiện thuận lợi để hệ vi khuẩn có hại như Vibrio bùng phát trong ao nuôi là:

– Độ pH cao, mật độ vi sinh vật phù du tăng cao;

– Nhiệt độ không khí cao (33 – 38oC);

– Độ mặn cao trên 25 ppt

– Nồng độ khí độc (H2S, NH3, NO2) cao;

– Mùn, bã hữu cơ cao;

– Diệt khuẩn bằng kháng sinh hoặc hóa chất.

Ức chế Vibrio phát triển

Để kiểm soát Vibrio trong ao nuôi một cách bền vững, đồng thời kích thích lợi khuẩn phát triển, người nuôi có thể xử lý ao nuôi bằng hóa chất kết hợp với các sản phẩm vi sinh có khả năng phân hủy bùn bã và khí độc như AOcare. Các bước trong quy trình xử lý ao nuôi cần được kết hợp và thực hiện chặt chẽ, đúng liều lượng, đúng thời gian:

– Quy trình xử lý và chuẩn bị ao đất vào mùa hè kéo dài trong vòng 25 – 30 ngày.

– Sau khi thu hoạch, bùn đáy cần được hút ra khỏi ao nuôi bằng bơm áp lực cao và đưa qua ao xử lý bùn, không xả trực tiếp ra sông, hồ.

– Đáy ao cần được làm sạch và phơi khô trong vòng 5 – 7 ngày. Quá trình giúp loại bỏ các vật chủ mang bệnh ẩn nấp trong lớp đất đáy ao.

– Phun dung dịch khử trùng lên bề mặt đáy ao và để nguyên trong vòng 2 – 3 ngày.

– Pha Vi sinh cao cấp AOcare vào 200 – 500 lít nước sạch (2 kg/ha), phun hỗn hợp lên bề mặt đáy ao với liều lượng phù hợp với diện tích ao nuôi.

– Sau 3 ngày, kiểm tra độ pH của đáy ao để tính lượng vôi cần sử dụng dựa trên đường chuẩn cung cấp bởi đội ngũ chuyên gia Skretting.

– Thực hiện cày xới đáy ao với vôi và NaNO3 ở liều lượng 15 – 200 kg/ha. Đây là hợp chất có hiệu quả cao trong việc ôxy hóa và phân rã bùn bã hữu cơ.

Ngoài ra, quy trình cải tạo và chuẩn bị ao nuôi cũng được điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện thời tiết khác nhau, nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất:

Quy trình chuẩn bị ao mùa mưa:

Quy trình chuẩn bị ao mùa khô:

>> Trên đây là những bước cơ bản trong quy trình cải tạo ao giúp hạn chế sự phát triển của Vibrio trong hệ thống nuôi. Để có thông tin chi tiết hơn về từng bước cải tạo ao, chuẩn bị, xử lý và quản lý môi trường phù hợp với ao nuôi của mình, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của Skretting tại khu vực. Khởi đầu vụ nuôi mới với thành công đầu tiên trong khâu chuẩn bị ao, Skretting chân thành kính chúc quý bà con một mùa vụ thuận lợi, nhiều thắng lợi.

Đắc Thắng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!