Tết là thời điểm các mặt hàng khô được tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh doanh các mặt hàng khô trầm lắng hơn mọi năm.
Nghề làm khô ở tỉnh tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười và được làm quanh năm, trong đó dịp tết được xem là mùa tất bật nhất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khô. Bà Nguyễn Thị Hoa (tiểu thương chợ phường 2, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) cho biết: “Gia đình tôi chuyên cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh các loại khô cá đồng như: Cá trèn, cá kết, lau kiếng, cá chốt,… Giá cá khô đồng cao gấp 2 lần so với các loại khô cá nuôi công nghiệp nhưng khách hàng rất ưa chuộng. Trung bình mỗi tháng, tôi cung cấp cho thị trường từ 100-200kg khô cá đồng các loại. Còn vào dịp Tết Nguyên đán, tôi chuẩn bị hơn 1 tấn khô cá đồng nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Riêng năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh
Sức mua tại cơ sở Khô cô Nhàn giảm 50% so năm trước
Khô cô Nhàn, ấp Bắc Đông, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh, là một trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh khô có tiếng ở Tân Thạnh nói riêng, Long An nói chung. Bởi Khô cô Nhàn không chỉ có chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm mà cách ướp gia vị cũng rất riêng. Theo đó, để có được khô ngon, chất lượng, người làm khô phải thực hiện nhiều công đoạn: Làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị, sau cùng là phơi nắng, trong đó khâu ướp gia vị là quan trọng nhất. Khô cô Nhàn chủ yếu được làm thủ công, canh phơi nắng để tạo màu vàng tự nhiên và ướp gia vị không quá mặn, không quá nhạt. Đặc biệt, dù dịp tết nhưng cơ sở Khô cô Nhàn vẫn không tăng giá bán. Chính điều này làm nên thương hiệu Khô cô Nhàn thời gian qua.
Năm nay, bà Nguyễn Thị Hoa không làm khô nhiều vì sức mua giảm
Bà Thạch Thị Nhàn (chủ Khô cô Nhàn) cho biết: “Giá các loại khô năm nay không tăng, khô cá lóc từ 160.000 – 220.000 đồng/kg,tùy theo kích cỡ; khô cá trê từ 140.000 – 170.000 đồng/kg; khô cá ba sa 140.000 đồng/kg; khô cá sặc từ 220.000 – 260.000 đồng/kg. Những năm trước, thời điểm này, cơ sở của tôi làm hơn 300 kg khô các loại. Còn năm nay, thị trường khô tết trầm lắng, sức mua giảm hơn 50% so năm ngoái”.
Đối với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh thì Tết Nguyên đán là mùa “ăn nên làm ra”, trong đó có sản xuất, kinh doanh khô. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh kéo dài hơn 1 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của nhiều người, kéo theo sức mua của nhiều mặt hàng giảm, trong đó có khô tết./.