Cụm đảo Hòn Khoai là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia, nằm cách đất liền hơn 14 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Nơi đây, vào ngày 13/12/1940, thầy giáo – anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử giành thắng lợi. Ngày này được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau.
Hòn Ðá Lẻ là điểm A2 xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
Cụm đảo Hòn Khoai gồm có 5 hòn: Hòn Khoai (còn gọi là hòn Giáng Hương, hay hòn Ðộc Lập), hòn Ðồi Mồi (Hòn Thỏ), Hòn Sao, Hòn Tượng và hòn Ðá Lẻ. Mỗi hòn đảo nằm cách nhau chỉ từ 1 – 2 hải lý. Trên đảo Hòn Khoai có ngọn hải đăng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam (năm 1920).
Ngọn hải đăng trên đảo Hòn Khoai được xây dựng từ thời Pháp thuộc, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam (năm 1920)
Trong 5 hòn đảo thì Ðá Lẻ là hòn nhỏ nhất, thấp nhất, không có cây, chỉ toàn đá; nằm ở Ðông Nam Hòn Khoai, là điểm A2 xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Hòn Sao là hòn lớn thứ 2 của cụm đảo, phía đông Nam của hòn là nơi ngư dân đóng đáy hàng khơi nhiều nhất
Hòn Ðồi Mồi
Nơi đây, vào ngày 13/12/1940, thầy giáo – chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, là mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau
Hòn Khoai có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Trên đảo có nhiều cây gỗ quý, là nơi trú ngụ của các loài động vật như: khỉ, heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn…
Không chỉ vậy, quanh cụm đảo Hòn Khoai là “vương quốc” của nghề đóng đáy hàng khơi với hàng trăm miệng đáy căng dài hàng ki-lô-mét.
Nói đến vùng Ðất Mũi ở cực Nam Tổ quốc, nơi đây được ví như đảo ngọc thiên đường, với vẻ đẹp thiên nhiên khó cưỡng./.