(TSVN) – Sức khỏe đường ruột luôn được coi là tâm điểm của ngành NTTS tại nhiều quốc gia. Do đó, các phương pháp tránh viêm nhiễm đường ruột là nhiệm vụ hàng đầu của ngành dinh dưỡng thủy sản.
Thức ăn – đầu vào quan trọng nhất trong NTTS, tác động đáng kể lên sức khỏe đường ruột. Các nguồn protein thực vật là một phần hiếm hoi trong khẩu phần tự nhiên của vật nuôi thủy sản công nghiệp, trừ cá trắm cỏ. Nhiệt độ cao và áp lực lớn trong quá trình ép viên không loại bỏ được hết chất kháng dinh dưỡng trong protein thực vật. Không chỉ vậy, các loại protein kém chất lượng, peroxide lipid, mycotoxin và nhiều chất không an toàn khác cũng là hiểm họa lớn với đường ruột của vật nuôi. Khi nhu cầu cầu tiêu thụ thức ăn thủy sản và sự cạnh tranh tăng cao, thì giá thức ăn trở thành một yếu tố quan trọng. Do đó, thức ăn cận tối ưu và giá rẻ thường được ưa chuộng hơn thức ăn giàu đạm thực vật nhưng lại gây tác động bất lợi lên đường ruột.
Môi trường nuôi cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa với sức khỏe đường ruột. Mỗi trang trại lại có phương pháp nuôi khác nhau, tùy từng đối tượng và mật độ độ nuôi. Vật nuôi thủy sản rất dễ tổn thương trước các stress do giảm ôxy máu khi mật độ nuôi dày đặc. Hàng rào an toàn sinh học lỏng lẻo cũng tiềm ẩn rủi ro nhiễm vi khuẩn và virus, từ đó gây ra bệnh liên quan đến đường ruột.
Sự phong phú của hệ vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Khi những lợi khuẩn chiếm lĩnh đường ruột, ví dụ các loại vi sinh vật kỵ khí (Lactobacillus, Bifidobacterium, Clostridium butyricum) sẽ hình thành hàng rào sinh học ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm chiếm và sinh sôi trong đường ruột. Cùng đó, một số lợi khuẩn tiết ra các phân tử dinh dưỡng nhỏ, như axit formic và axit butyric để tăng khả năng phục hồi của đường ruột trước các tổn thương. Nhiều yếu tố, như nhiệt độ, thành phần thức ăn, số lượng mầm bệnh hay lượng kháng sinh có thể biến đổi cấu trúc của hệ vi sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường ruột. Chạy theo những lợi ích kinh tế bằng cách tăng tỷ lệ cho ăn sẽ dẫn đến các tác động bất lợi. Sử dụng thức ăn cá tạp cũng là nguy cơ gây bệnh và phá hủy đường ruột cá. Ngoài ra, mật độ nuôi thả dày đặc còn làm chất lượng nước kém, tăng lượng ammonia nitrogen và nitrite gây hại đến hệ miễn dịch của cá.
Những năm gần đây, hội chứng phân trắng (WFS) cũng hoành hành khắp các trại nuôi tôm tại nhiều quốc gia. Các sợi phân trắng nổi trên nước chứa chủ yếu là tế bào ruột bị phá vỡ, mô nhiễm bệnh, chất nhày và phân. Có nhiều nguyên nhân gây ra WFS như cho ăn quá mức để chạy đua sản lượng, chất kháng dinh dưỡng và mycotoxin trong thức ăn, tảo độc hay vi khuẩn.
Thay thế bột cá là chủ đề quen thuộc trong các nghiên cứu dinh dưỡng và là mục tiêu của các hãng sản xuất thức ăn. Trong các nghiên cứu về thay thế bột cá, các chuyên gia dinh dưỡng đã sử dụng chất thay thế chỉ có hiệu lực trong 8 – 10 tuần nhưng một số thành phần thay thế có thể phá hủy đường ruột dần dần.
Những phương pháp điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột là công cụ hiệu quả để thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung probiotics và prebiotics vào thức ăn có thể cải thiện số lượng và cấu trúc hệ vi khuẩn đường ruột. Trong NTTS của Trung Quốc, probiotics như Bacillus và Clostridium butyricum thường được trộn vào thức ăn trước khi cho ăn. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định điều này sẽ làm dày và nhăn niêm mạc ruột, do đó tăng nhung mao và tăng diện tích bề mặt tiêu hóa. Điều này cũng nhất quán với những gì đã quan sát được tại trại nuôi.
Actigen (Alltech, USA) là một sản phẩm hoạt tính sinh học chứa mannan rich fraction (MFR) nguồn gốc Saccharomyces cerevisiae để tối ưu hóa sức khỏe đường ruột. Phụ gia này giúp duy trì hệ thống hàng rào miễn dịch của tôm. Nông dân tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã sử dụng Actigen trong thức ăn đều khẳng định tình trạng dịch bệnh WFS được giảm bớt. Cụ thể, ở giai đoạn đầu mới xuất hiện triệu chứng, họ bổ sung 1 – 3% Actigen vào thức ăn hàng ngày thì thấy WFS giảm nhẹ, thậm chí biến mất hẳn. Trong một nghiên cứu về Actigen, các lợi khuẩn kị khí trong đường ruột như Fusobacteria và Pseudoaltermonas đã hình thành hiệu lực đối kháng với Vibrio anguillarum. Thành phần chất chuyển hóa như axit formic, axit propionic và isovalerate cũng tăng đáng kể.
Một thử nghiệm khác tại Trung Quốc cũng ghi nhận dựa trên sự điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, đề kháng của TTCT trước Vibrio parahaemolyticus đã được cải thiện đáng kể. Trong 10 tuần, các nhóm TTCT khác nhau được cho ăn khẩu phần chứa Actigen từ 0,2 – 1,6 g/tấn. Sau 10 tuần, vật nuôi được gây nhiễm V.parahaemolyticus và đạt tỷ lệ sống khác nhau tùy vào tỷ lệ bổ sung Actigen (Hình 1). Điều này khẳng định prebiotic đã hỗ trợ sức khỏe và tính toàn vẹn của hệ vi khuẩn đường ruột trong cơ thể tôm.
Lưu ý quan trọng là cần phải tiêu chuẩn hóa quản lý chất lượng nước và phương pháp nuôi trong bất cứ mô hình nào. Đường ruột bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi môi trường nước nên cần phải khử trùng nước trước khi nuôi; sử dụng thức ăn công thức thay cho cá tạp và thường xuyên kiểm tra các thông số chất lượng nước để đảm bảo chất thải ni tơ không gây stress cho vật nuôi và đảm bảo lượng ôxy cân bằng trong nước.
Mi Lan
Theo Journal of Fishery Sciences of China