(TSVN) – Chất lượng nước đóng vai trò quyết định trong thành công của vụ nuôi. Chất lượng nước tốt giúp tôm nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh, cho năng suất cao. Qua thực tế khảo sát ở nhiều vùng nuôi hiện nay, nhận thấy một số vấn đề trong quản lý chất lượng nước mà người nuôi đa phần còn gặp khó khăn đó là: Làm sao duy trì tảo phát triển ổn định? Làm sao hạn chế sự bùng phát của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Vibrio? Hay vấn đề quản lý khí độc trong ao nuôi.
Trong bài viết này, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam xin chia sẻ những giải pháp, kinh nghiệm thực tế đã được nhiều bà con áp dụng cho những vấn đề kể trên.
Việc duy trì tảo phát triển ổn định sẽ giúp tôm phát triển tốt, giảm được các bệnh về đường ruột, kiểm soát khí độc trong ao tốt hơn.
Bảng 1: Các sản phẩm dùng để quản lý chất lượng nước
Hiệu quả sử dụng
Trước sử dụng, ao nuôi màu nước xanh đậm, nước nhớt, tảo tương đối già. Tiến hành xử lý: lúc 21h đêm tạt 3 lít Uni-light/1.000 m3, sau đó tạt 1 gói (200 g) BSL/1.000 m3, xử lý liên tiếp 2 đêm. Trong quá trình xử lý tiến hành thay nước nhiều (khoảng 20 – 30%/ngày). Sau 2 ngày xử lý, màu nước đã chuyển dần sang màu nâu nhạt, nước sạch, hết nhớt. Một số cách xử lý khác người nuôi có thể tham khảo:
– Khi ao nuôi bị sụp tảo, người nuôi cần nhanh chóng vớt xác tảo chết cũng như xử lý các chất lơ lửng. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến sự bùng phát khí độc trong ao cũng như các bệnh về đường ruột. Trong trường hợp này, nhiều khách hàng đã có cách xử lý hiệu quả như sau:
+ 9 – 10h sáng tạt 5 – 10 lít Uni-light/1.000 m3.
+ Buổi chiều tiến hành siphon sạch sẽ và tiến hành thay nước nhiều.
+ Tiến hành liên tiếp 2 ngày có thể xử lý dứt điểm tình trạng này.
– Khi ao bạt bị nhớt đáy hay ao bị tảo, rêu bám vào bạt bờ, có thể sử dụng vi sinh BSL để xử lý: tạt 1 – 1,5 gói/1.000 m3, sử dụng 2 ngày liên tiếp.
Đối với những vùng nuôi có nguồn nước bị nhiễm phèn sắt, người nuôi cần chú ý xử lý, bởi vì hàm lượng phèn cao gây hại cho tôm nuôi, ức chế sinh trưởng cũng như làm cho tảo trong ao nuôi phát triển không ổn định. Nhiều trường hợp ao nuôi bị mất tảo sau khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn để cấp trực tiếp.
Hình 2: Hiệu quả sử dụng De-Alum
Trước sử dụng, ao có hàm lượng phèn rất cao: các váng phèn nổi rất nhiều trên mặt nước, màu nước sẫm, kết quả test phèn bằng bộ đo của Sera là trên 0,75 mg/l. Tiến hành tạt De-Alum liều 4 lít/1.000 m3, sau sử dụng màu nước ao trở nên tươi sáng hơn, hết váng phèn, kiểm tra lại phèn giảm xuống còn 0,1 mg/l.
Sản phẩm De-Alum rất an toàn, có thể tạt trực tiếp trong ao nuôi có tôm nhỏ. Khi người nuôi phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn để cấp trực tiếp cho ao nuôi sau khi cấp xong cần tạt sản phẩm này để hạn chế ảnh hưởng xấu của phèn lên tôm cũng như môi trường ao nuôi.
Việc kiểm soát các vi khuẩn có hại liên quan mật thiết với việc kiểm soát thức ăn, kiểm soát tảo… Ngoài ra, việc sử dụng các vi sinh xử lý nước đều đặn cũng giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong ao. Tuy nhiên, với việc nuôi mật độ cao, thời tiết diễn biến thất thường, sự xuất hiện của dịch bệnh… việc sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi là điều gần như bắt buộc.
Bảng 2: Sản phẩm diệt khuẩn (sát trùng) của Uni-President Việt Nam
Để đánh giá một sản phẩm diệt khuẩn có hiệu quả hay không người nuôi có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:
+ Kiểm tra nồng độ khuẩn trước và sau khi sử dụng bằng đĩa thạch TCBS: Để thực hiện việc này người nuôi có thể gửi mẫu nước trước và sau sử dụng sản phẩm đến các phòng xét nghiệm thủy sản cũng như nhờ sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật các công ty, như hình 3 chúng ta thấy sau sử dụng vi khuẩn Vibrio giảm từ mức 3×103 cfu/ml xuống còn 4×102 cfu/ml.
+ Quan sát màu nước: Hai sản phẩm UP Clean và Goldine là những dòng diệt khuẩn an toàn với môi trường, không gây biến động tảo, sau sử dụng người nuôi sẽ thấy nước sạch hơn, sáng hơn, nhớt nước và chất lơ lửng giảm rõ rệt.
+ Quan sát tôm: Sau diệt khuẩn vỏ tôm sẽ sạch hơn, sáng hơn, đồng thời sức ăn của tôm tăng lên.
Hình 3: Sau khi sử dụng Goldine Vi khuẩn Vibrio giảm rõ rệt
Khí độc trong ao nuôi có nguồn gốc từ các chất thải như là phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết… Do đó, quan trọng nhất trong quản lý khí độc là quản lý chất thải ao nuôi bằng cách cho ăn hợp lý, siphon sạch sẽ, sử dụng kết hợp bộ đôi vi sinh Uni-light và vi sinh Bác Sĩ Lưu để phân hủy chất thải. Khi khí độc NH3 hay NO2 tăng cao người nuôi cần tiến hành các biện pháp như: giảm cho ăn, siphon sạch sẽ ao nuôi, tiến hành thay nước và có thể sử dụng các dòng sản phẩm hấp thụ khí độc.
Hình 4: Sản phẩm Yuca Hong
Hình 5: Hiệu quả sử dụng Yuca Hong
Trước xử lý, tảo trong ao màu xanh đậm, nước nhiều váng nhớt, TAN ở mức 2.5 mg/l, người nuôi tiến hành tạt Yuca Hong với liều 2 kg/1.000 m3 vào lúc 14h chiều, tiến hành thay nước 20% vào buổi tối, sau 2 ngày xử lý màu nước đã trở nên tươi sáng hơn, tảo nhạt hơn, TAN giảm về mức 1 mg/l.
Bảng quy trình sử dụng sản phẩm
Uni-President Việt Nam