(TSVN) – Giảm thiểu yếu tố gây căng thẳng trong ao nuôi tôm là một chiến lược quản lý quan trọng để ngăn chặn sự bùng phát EHP, ngay cả khi sự lây nhiễm ở mức độ thấp.
Năm 2014, một trại nuôi tôm của CP Foods bị thua lỗ nghiêm trọng do EHP. Năm 2016, trang trại được mở cửa trở lại, không còn EHP mặc dù các trang trại trong khu vực vẫn nhiễm dịch bệnh. Giải pháp của CP Foods đó là loại bỏ EHP trong ao, hồ chứa/kênh bằng cách khử trùng EHP ở mọi khu vực có khả năng tiếp xúc với mầm bệnh, bất chấp chi phí rất tốn kém. Thực tế, CP Foods đã phải đóng cửa trang trại, trong trường hợp này là 6 tháng. Trong 6 tháng đó, công ty đã khử trùng mọi thứ, từ đáy ao, kênh, mương đến hồ chứa trong trang trại.
Để ngăn chặn EHP, trại nuôi tôm cần đầu tư công nghệ máy lọc hiện đại
Chia sẻ cách khử trùng, McIntosh nói, chúng ta có thể loại bỏ bùn thải đáy ao, hoặc trộn lẫn với canxi hydroxit để tăng pH >12. Ông cho rằng, lượng canxi hydroxit được bón vào đáy ao khoảng 6 tấn/ha; đồng thời cần làm ẩm lớp đất bề mặt để canxi hydroxit phản ứng, nhờ đó mới đạt được pH 12 ở lớp trên cùng, nơi có bào tử EHP. Tiêu diệt bào tử trong ao, hồ, kênh chứa nước để loại bỏ bào tử EHP trong trang trại một cách hiệu quả.
Sau khi tiêu diệt EHP, McIntosh xử lý ao bằng thuốc tím để tiêu diệt bào tử và làm giảm lượng bào tử sống sót trong nước. Khi trang trại hoạt động trở lại, chỉ thả tôm giống sạch bệnh với mật độ vừa phải. Các ao liên tục được sục khí cơ học để cấp ôxy hòa tan, và không sử dụng chất khử trùng hay chế phẩm sinh học nào vào thời điểm này. Bởi thuốc khử trùng phá hủy hệ vi sinh khỏe mạnh và cần phải sử dụng probiotic để để thiết lập lại cân bằng, gây tốn kém chi phí.
Kể từ năm 2016, sau khi được làm sạch, trại nuôi tôm nói trên của CP Foods đã không còn EHP và đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Các trang trại khác đã lắp đặt hệ thống vi lọc MF để loại bỏ các bào tử tại máy bơm trước khi chúng xâm nhập vào trang trại. Nhiều trang trại trong số này đã quản lý và ngăn chặn EHP rất thành công. MF, tuy tốn kém chi phí, nhưng có khả năng ngăn chặn bào tử 2-micron. Song song, CP Foods dùng các giải pháp dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho tôm.
Ông nhận thấy, những khu vực có độ mặn thấp có xu hướng EHP ít hơn so với khu vực có độ mặn cao. Do đó, có thể yếu tố độ mặn liên quan đến bùng phát EHP và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Thông thường, các ao nuôi tôm ở khu vực độ mặn thấp thường sử dụng nước ngầm. Nếu nguồn nước ngầm phù hợp, trại nuôi may mắn không gặp phải EHP và có tỷ lệ thành công cao hơn những trang trại sử dụng nước biển.
Những trại tôm ở châu Mỹ có mật độ thả từ thấp đến trung bình và hệ sinh thái quang hợp đã giúp ngăn chặn mầm bệnh trở bùng phát. Khi căng thẳng ở mức thấp, và mật độ DNA của EHP trong gan tụy duy trì ở mức dưới 103 thì không gây ra dịch bệnh.
Giải pháp “mật độ thấp, tăng thâm canh” đã phát huy tác dụng khi có mầm bệnh, cho dù là virus đốm trắng (WSSV), EHP hay hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). AHPNS đã xuất hiện ở châu Mỹ nhưng tôm không bị căng thẳng nên mầm bệnh này không bùng phát thành dịch nghiêm trọng như đã thấy ở châu Á. AHPNS liên quan đến tỷ lệ cho ăn. Nếu duy trì lượng thức ăn ở mức thấp thì AHPND không nghiêm trọng. Nếu tăng thức ăn và mật độ thả giống thì trại nuôi tôm sẽ gặp nhiều vấn đề. McIntosh kết luận, mầm bệnh có thể tiềm ẩn khắp mọi nơi, nhưng nếu không đủ điều kiện thuận lợi, thì nó sẽ không có cơ hội bùng phát thành dịch bệnh.
McIntosh kỳ vọng trong tương lai không xa, giải pháp xét nghiệm máu sẽ thay thế PCR. Chỉ cần với một dụng cụ, nông dân có thể lấy máu tôm định kỳ và phát hiện tôm khỏe mạnh hay có nguy cơ cao để sớm can thiệp như tăng ô xy, thêm nước…Ông cho rằng, nên can thiệp trước khi tôm bị bệnh, chủ động và cải thiện điều kiện nuôi cần thiết để phòng bệnh luôn là chiến lược quản lý tốt nhất.
Tuấn Minh (Theo Aquaculture)