(TSVN) – Ngoại ký sinh trùng là một trong những vấn đề nghiêm trọng gây tổn thất lớn cho các trang trại nuôi cá lồng thâm canh. Vệ sinh kém, cộng với các yếu tố môi trường bất lợi có thể kích thích tình trạng nhiễm trùng bùng phát và hủy diệt toàn bộ lồng nuôi.
Ngoại ký sinh trùng thường gặp nhất trong NTTS tại châu Âu gồm Sparicotyle chrysophrii ở cá tráp đầu vàng; Lepeophtheirus salmonis thuộc nhóm copepod ký sinh trên da, máu và chất nhày của cá hồi Atlantic, còn gọi là rận biển. Dịch bệnh này gây tổn thất lớn cho các trại nuôi do tỷ lệ chết cao hoặc tốc độ tăng trưởng chậm.
Kiểm soát ngoại ký sinh trùng và nhiễm trùng thứ phát
Hiện nay, một số phụ gia thức ăn chức năng có khả năng ngăn chặn cực kỳ hiệu quả tình trạng viêm nhiễm ngoại ký sinh trùng; đồng thời còn có tác dụng nâng cao đặc tính phòng vệ của máu và màng nhày trên da cá. Từ đó, góp phần làm giảm tỷ lệ ngoại ký sinh trùng và tăng cường bảo vệ vật nuôi trước nguy cơ viêm nhiễm vi khuẩn thứ phát. Apex Branchia là một phụ gia thức ăn chức năng cải thiện sức khỏe cho vật nuôi dựa trên sự kết hợp nhiều thành phần tự nhiên có đặc tính kháng ký sinh trùng, kháng khuẩn và kích thích miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phụ gia này có hiệu lực giảm số lượng ngoại ký sinh trùng và thúc đẩy đặc tính bảo vệ của lớp màng nhày trên da cá.
Ba thử nghiệm được thực hiện gồm 1 thử nghiệm trên cá bảy màu non (chiều dài tiêu chuẩn trung bình ±SE:8,8±0,6 mm) và 2 thử nghiệm còn lại trên cá bày màu trưởng thành (chiều dài trung bình tiêu chuẩn ±SE:28,9±0,2). Thức ăn dạng vảy cho cá được bổ sung 0,5% Apex Branchia. Cá được nuôi trong bể riêng dung tích 1 lít và dược cho ăn hàng ngày bằng khẩu phần đối chứng và khẩu phần bổ sung phụ gia trong 14 ngày. Vào ngày 15, cá được gây mê và được cho nhiễm ký sinh trùng G.turnbulli qua vây đuôi. Sau nhiễm, cá được quan sát thêm một lần nữa vào ngày tiếp theo để đảm bảo quy trình cho cá nhiễm ký sinh trùng thành công.
Cá được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn phù hợp và được sàng lọc trong điều kiện gây mê tần suất 48 giờ/lần để giám sát mật độ ký sinh trùng suốt thời gian 17 ngày. Kết quả cho thấy, phụ gia Apex Branchia đã phát huy tác dụng hạ thấp tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá trưởng thành và cá con. Ở cá con, phụ gia này giúp làm giảm lượng tích tụ ký sinh trùng trung bình tới 17%; ở cá trưởng thành, giảm lượng ký sinh trùng lần lượt 43% và 47% trong các thử nghiệm 2 và 3. Từ đó các chuyên gia kết luận rằng, trong điều kiện thử nghiệm, Apex Branchia đã phát huy hiệu lực kháng khuẩn hiệu quả, cụ thể là làm giảm tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng.
Mục tiêu của nghiên cứu tiếp theo là đánh giá hiệu lực của Apex Branchia trong việc cải thiện các đặc tính kháng khuẩn của chất nhày da cá.
Bổ sung 0,6% Apex Branchia vào thức ăn công nghiệp và cho cá tráp đầu vàng ăn 180 g suốt 4 tuần trong các bể lặp lại 3 lần. Cuối thử nghiệm cho ăn, mẫu chất nhày da cá được gom lại để đánh giá các thông số liên quan đến kháng mầm bệnh như hoạt tính của các enzyme alkaline protease (TPA), hoạt tính proteolytic và hoạt tính kháng khuẩn.
Các kết quả cho thấy, TPA tăng đáng kể 30% khi được bổ sung phụ gia (Hình 1). Hoạt tính được cải thiện là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng giải phóng protease vào chất nhày da cá, từ đó làm giảm sự bám dính của mầm bệnh vào chất nhày da cá. Hoạt tính kháng khuẩn của chất nhày da cá đã được cải thiện nhờ phụ gia Apex Branchia (Hình 2).
Phụ gia này cũng được chứng minh hiệu lực chống lại khuẩn E.coli và P.anguilliseptica. Đặc biệt, hiệu lực ức chế tăng trưởng của khuẩn P.anguilliseptica ở nhóm cá ăn bổ sung phụ gia đã tăng lên gấp đôi so nhóm cá ăn khẩu phần đối chứng. Cùng đó, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cơ chế bảo vệ vật nuôi tối ưu trước nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.
Waldo G.Nuez Ortin
Trưởng nhóm khoa học thủy sản, Adisseo, Bỉ