Nước sông ô nhiễm làm người nuôi cá bè ở x. Long Sơn, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) điêu đứng trong nhiều năm qua.
Vớt cá chết trong lồng bè nuôi trên sông Chà Và
Sau vụ cá lồng bè chết hàng loạt tại sông Chà Và (xã Long Sơn) vào ngày 9.9, cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Kết quả mới đây cho thấy, nhu cầu oxy hóa (COD) của nước sông cũng như hàm lượng sắt, đồng…cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), COD cao chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ dẫn đến hàm lượng oxy trong nước thấp. Ngoài ra, hàm lượng sắt, đồng cao khiến cho một số loài vi sinh vật, tảo ít đi, ảnh hưởng đến sự hô hấp của hải sản nuôi trồng.
Thiệt hại tiền tỉ
>> Ngoài đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử l. các cơ sở gây ô nhiễm để giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) còn khuyến cáo bà con nông dân cần chú ý theo dõi môi trường nước và hoạt động của thủy sản nuôi. Qua đó, kịp thời xử lý, di dời các lồng bè đến nơi có nguồn nước ổn định hơn khi có dấu hiệu bất thường. |
Theo anh Lê Văn Cường (xã Long Sơn), vào sáng 9.9, nước sông Chà Và bỗng dưng hôi thối lạ thường, rồi vài giờ sau cá bớp trong các lồng bè (khoảng 4.000 con) chết la liệt. Thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.
Gần lồng bè của anh Cường, toàn bộ 3.000 con cá bớp (trọng lượng khoảng 1kg/con) của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, cũng chết sạch. “Đây không phải là lần đầu tiên cá chết trên sông Chà Và. Trước đó 6 tháng, gia đình tôi thả 5.000 con cá giống, chỉ được 1 tuần thì gặp nước sông ô nhiễm làm cá chết trắng bè.
Chưa hết, cuối năm 2011, nhiều lồng cá bớp của gia đình chuẩn bị xuất bán (trọng lượng 4kg/con) gặp nước sông hôi hám tràn về làm chết sạch, gây thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng”, chị Thúy buồn bã nói.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong ngày 9.9, có hơn 10.000 con cá bớp, cá chim của 5 hộ nuôi cá bè trên sông Chà Và (mỗi hộ từ 5 -7 lồng) bị chết, thiệt hại vài tỉ đồng.
Bất lực với ô nhiễm
Thực tế, tình trạng cá lồng chết trên sông Chà Và, sông Rạng (xã Long Sơn), gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nuôi cá đã được Báo Thanh Niên phản ánh nhiều lần. Tuy nhiên đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa tìm ra “hung thủ” gây ô nhiễm. “Mỗi lần cá chết, chúng tôi đều làm đơn gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu điều tra, xử lý nhưng toàn nhận được những lời hứa hẹn. Chính quyền khuyến khích nuôi trồng thủy sản, bà con nông dân vay tiền nuôi cá nhưng nước sông liên tục ô nhiễm làm cá chết, thì ai giúp chúng tôi đây”, anh Cường than vãn.
Theo những hộ dân nuôi cá trên sông Chà Và, sông Rạng, thì nguồn nước sông bị ô nhiễm nặng bởi việc xả thải của các nhà máy đầu nguồn.
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnhđạo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, tại khu chế biến hải sản xã Tân Hải (H.Tân Th ành) có 22 doanh nghiệp chế biến, gia công hải sản. Do các doanh nghiệp này hoạt động gây ô nhiễm, xả nước thải không đạt quy chuẩn ra môi trường nên cơ quan chức năng đã tạm, đình chỉ hoạt động 10 doanh nghiệp.
“Mặc dù, chính quyền đã mạnh tay xử lý nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm, xả nước thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước khiến cá nuôi chết trong thời gian qua. Sắp tới đây, Chi cục Bảo vệ môi trường kết hợp với các cơ quan chức năng khác tăng cường kiểm tra để phát hiện những cơ sở vi phạm”, lãnh đạo này nói.
>> Trước đó, vào tháng 7.2012, Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành khảo sát dọc tuyến sông Chà Và, sông Rạng, sông Rạch Ván (xã Long Sơn). Kết quả, tại khu vực mà 3 con sông này tiếp nhận nguồn nước thải của các cơ sở chế biến hải sản ở xã Tân Hải, ngoài nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép (như tổng dầu, mỡ khoáng; NH4+ ; hàm lượng chất rắn lơ lửng…), th. DO (hàm lượng ôxy hòa tan trong nước)= 0 mg/l. Một cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường giải thích: “Hàm lượng DO = 0 mg/l th. không có thủy sinh vật nào tồn tại, nguồn nước này không sử dụng cho mọi mục đích”. |