Nghề này thật sự “làm chơi, ăn thiệt” vừa mang về thu nhập, vừa tiêu diệt loài sinh vật ngoại lai có hại cho ngành nông nghiệp.
Vào mùa nước lũ, ở miền Tây nông dân nghèo không đất, nếu không chài lưới cá, tôm,cua…, chẳng biết làm gì sinh nhai. Tuy nhiên, những năm gần đây người dân miền Tây có thêm nghề mới là ra đồng cào bắt ốc bươu vàng bán.
Mỗi khi mùa lũ về hay vào mùa mưa ốc bươu vàng sanh sôi nẩy nở rất nhiều, chính vì vậy người dân có nghề đi bắc ốc bươu vàng bán
Ốc bươu vàng gây hại mùa màng, dù nhiều năm qua bằng nhiều cách nông dân diệt trừ vẫn chưa hết. Gần đây khi nhiều người nhận ra việc bắt ốc bươu làm mồi nuôi cá, tôm, nuôi vịt, ba ba…
Từng là thứ bỏ đi hoặc chỉ để cho vịt, cá ăn vì nó gây hại cho mùa màng, nhưng nhiều năm trở lại đây, ốc bươu vàng đột nhiên trở thành một loại hàng hóa đem lại thu nhập cho nhiều gia đình miền sông nước
Dần dần ốc bươu trở nên hút hàng, bán được giá cao và dù có nhiều bao nhiêu cũng có thương lái mua hết
Ở nhiều tỉnh thành ĐBSCL, hoạt động đánh bắt ốc bươu vàng trở nên nhộn nhịp vì nghề này đàn ông, phụ nữ đến trẻ em cùng kéo nhau chống xuồng ra đồng săn ốc
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mỗi ngày vợ chồng ông Võ Văn Đúp ở xã Phú Lộc, huyện An Phú – An Giang giành thời gian khoảng 6 tiếng đồng hồ để ra ruộng bắt ốc về bán thu nhập từ 150.000 -200.000 đồng
Luộc ốc bươu vàng
Khâu lể lốc lấy phần thịt để bán
Theo nhiều người bắt ốc bươu vàng nhận định, năm nay lũ về sớm và lớn hơn các năm nên lượng ốc năm nay nhiều hơn các năm trước. Bình 5kg ốc sống đem đi luộc lễ ra được 1kg ốc thịt
Tại nhiều cơ sở thu mua ốc bươu vàng chế biến lấy phần thịt, đã thu hút hàng chục lao động ở địa phương có công việc làm trong những tháng mùa lũ
Hiện giá ốc bươu vàng sống người dân bắt bán cho thương lái với giá từ 2.500 -3000 đồng/kg, còn ốc luột lấy thịt giá từ 15.000 – 17.000 đồng/kg
Việc thu gom ốc bươu vàng như hiện nay quả là biện pháp “nhất cử lưỡng tiện”, vừa có ích cho nghề nuôi thủy sản vừa tạo thêm việc làm, thu nhập cho nhà nông, vừa diệt trừ vật có hại mà còn bảo vệ mùa màng
Lão nông Trương Văn Hai, ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ cho biết: ở các tỉnh có vùng ngập lũ sâu như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang… vào mùa nước xưa nay thường giăng câu, lưới cá, nay có thêm nghề “săn” ốc giúp dân nghèo có nguồn thu nhập ổn định trong những tháng mùa lũ.