(TSVN) – Ghềnh Đá Đĩa (hay còn gọi là Gành Đá Đĩa) nằm bên bờ biển thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (Phú Yên) cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40 km. Vẻ đẹp của Ghềnh Đá Đĩa được xem như là một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho Phú Yên.
Tiếp tục hành trình cờ Tổ quốc đến với ngư dân trên mọi miền đất nước, chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao Động phát động đã đến quần đảo Nam Du.
(TSVN) – Đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) sở hữu vẻ đẹp bí ẩn mà khi đến nơi đây du khách như lạc vào bảo tàng tự nhiên của lớp vỏ trái đất cách đây từ ngàn năm đến chục triệu năm. “Cánh đồng dung nham” là vẻ đẹp được ví như dòng chảy của dung nham sau những đợt phun trào núi lửa từ ngàn năm trước.
Đóng quân ở đảo tiền tiêu, nơi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nhưng Ban CHQS huyện Lý Sơn luôn chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tăng gia quanh bếp, quanh vườn, cung ứng dồi dào nguồn thực phẩm tại chỗ góp phần nâng cao đời sống bộ đội. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ nơi đây còn dốc sức phủ xanh đất trống…
Chủ động kế hoạch và các phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, đồng thời đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền cho ngư dân chủ động phòng tránh, Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã chuẩn bị sẵn sàng trước mùa mưa bão năm nay.
UBND tỉnh Kiên Giang vừa quyết định điều chỉnh phạm vi, diện tích Khu bảo tồn biển Phú Quốc, các phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và vùng đệm.
Trên các đảo chìm, đảo nổi ở Trường Sa vốn dĩ chỉ có san hô, cát trắng và một số ít loài thực vật hợp với thổ nhưỡng khô cằn và nhiễm mặn như: bàng vuông, bão táp, phong ba, muống biển… Vì vậy, để cho đảo ngày càng thêm xanh, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong thời gian công tác trên đảo có nhiệm vụ trồng và chăm sóc thành công từ 1 – 2 cây xanh. Cây giống thường được chiết, ghép hoặc ươm từ hạt những loại cây có sẵn trên đảo và một số được đưa ra từ đất liền.
Sau nhiều năm mong đợi, ngày 2/9/2020 là sự kiện trọng đại đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trần khi điện lưới quốc gia chính thức về với đảo, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới của xã đảo tiền tiêu Tổ quốc.
Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành, những bãi biển đẹp với cát vàng hòa quyện trong làn nước xanh trong đã tạo nên một Hòn Sơn tuyệt đẹp, được mệnh danh là kiệt tác thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang.
Với diện tích chưa đến 2 km², đảo Bình Hưng nổi tiếng với những bãi cát trắng mịn và làn nước trong xanh. Đảo chưa phát triển nhiều về du lịch, nên vẫn còn những nét hoang sơ, quyến rũ. Bình Hưng được mệnh danh là “hòn ngọc thô” của tỉnh Khánh Hòa.