Bước đột phá trong nhân giống cá nục

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà nghiên cứu tại Philippines đã sinh sản thành công cá nục (Decapterus macrosoma), địa phương gọi là galunggong, trong điều kiện nuôi nhốt tại SEAFDEC/AQD ở Tigbauan, Iloilo, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với việc nuôi loài cá này.

Nhân giống từ cá hoang dã

Giám đốc SEAFDEC/AQD Dan Baliao cho biết trong một buổi phỏng vấn ngày 28/2 vừa qua: “Các con lai tạo của chúng tôi đã sinh sản liên tục từ tháng 12 năm ngoái cho đến tháng 2 này và hiện chúng tôi có hàng nghìn con galunggong ở các giai đoạn ấu trùng đến con non khác nhau tại trại giống. Chúng tôi hy vọng sẽ phát triển hơn nữa theo quy mô thị trường để chứng minh rằng chúng tôi có thể nuôi galunggong”.

Nhà nghiên cứu Ma. Irene Cabanilla-Legaspi cho biết, họ bắt đầu thu thập cá bố mẹ hoang dã ngoài khơi Nam Iloilo và Antique vào năm 2020 trong khuôn khổ dự án do Chính phủ Nhật Bản tài trợ tại SEAFDEC/AQD, cùng một trung tâm nghiên cứu chịu trách nhiệm về các nghiên cứu đột phá sinh sản cá sữa trong những năm 1970 và 1980.

Nuôi cá nục có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nguồn thủy sản chủ lực. Ảnh: JF Aldon

Sau khi thu thập cá nục bố mẹ trên tàu đánh cá thương mại và qua bẫy cá, nhóm của Cabanilla-Legaspi đã vận chuyển chúng đến trụ sở của SEAFDEC/AQD ở Tigbauan và thả chúng vào bể cá để chuẩn bị sinh sản. Cá bố mẹ được đánh bắt vào tháng 8 và tháng 10/2021 bắt đầu đẻ trứng vào tháng 12 và tiếp tục cho trứng tốt cho đến tháng 2/2022. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng trại giống tự hào khi đã có cá giống hơn 50 ngày tuổi.

Tăng trưởng nhanh

“Chúng tôi quan sát thấy cá lớn rất nhanh. Khi được 20 ngày tuổi, chúng tăng trưởng rất nhanh và có thể đạt size 2,5 cm sau 25 ngày”, ông Cabanilla-Legaspi cho biết.

Mặc dù các thử nghiệm trong trại giống còn hạn chế, tuy nhiên, TS Leobert de la Peña – nhà khoa học của SEAFDEC/AQD thông tin, cá nục giống cũng có “tỷ lệ sống rất cao” so với các loài cá biển khác đang được nuôi tại SEAFDEC/AQD, đạt tỷ lệ sống tới 20% sau 25 ngày nở.

Trong khi đó, nhóm SEAFDEC/AQD sẽ tiếp tục thu thập cá bố mẹ từ tự nhiên để thực hiện thử nghiệm nhiều hơn, bao gồm việc nghiên cứu sự phát triển ấu trùng của cá, sự phát triển sinh sản, thói quen cho ăn và xây dựng quy trình ấp, ương và nuôi thương phẩm.

“Chúng tôi hy vọng nỗ lực phát triển galunggong sẽ nhanh chóng được tiến hành. Chúng tôi rất vui mừng triển khai công nghệ và quảng bá văn hóa galunggong để giá cả có thể trở nên hợp lý hơn vì các trang trại chắc chắn có thể tăng sản lượng đánh bắt từ tự nhiên”, ông Baliao nói thêm.

Nghiên cứu về cá nục nằm trong một chương trình phối hợp của SEAFDEC/AQD nhằm phát triển công nghệ nuôi trồng trên các loài thủy sản mới bao gồm cá ngừ đại dương và tôm hùm. Mục tiêu chính của chương trình nghiên cứu là khép lại vòng đời của những loài này trong điều kiện nuôi nhốt và phát triển các kỹ thuật sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm.

Tuệ Nhi

Theo Thefishsite

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!