Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009, đến nay rất phát triển với hơn 100 hộ tham gia, góp phần thay đổi diện mạo mới cho một vùng quê, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 8 – 9 triệu đồng/tháng.
Theo ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, huyện Nam Sách, anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín (thôn Trung Hà) là những người nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đầu tiên ở tỉnh; khu nuôi được đầu tư hàng chục tỷ đồng; đến nay đã thu được những thành quả nhất định.
Về Nam Tân hôm nay, chúng tôi đã thấy nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy không chỉ là nét mới trong bức tranh kinh tế của vùng quê vốn thuần nông, mà còn là sự bứt phá, vươn lên của những người dân chất phác nơi đây, trở thành tỷ phú trên mảnh đất quê hương.
Nuôi cá lồng đã góp phần đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân ở xã Nam Tân.
Trộn cám Cargill cho cá ăn với thuốc bổ là nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng giúp nâng cao năng suất cá.
Anh Nguyễn Dương Khiêm, chủ trại nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đang chăm sóc và cho cá giống điêu hồng ăn.
Kiểm tra cá trắm giòn, cá trôi giòn.
Cá điêu hồng – một trong những loại cá giống cho năng suất và hiệu quả cao khi nuôi trong lồng.
Cá nheo thương phẩm.