Cải thiện việc nuôi tôm qua hệ thống chứng nhận

Chưa có đánh giá về bài viết

Với xu hướng gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu, tôm được xem là một trong những mặt hàng thủy sản chính được sản xuất ở Việt Nam.

Nuôi tôm tăng đều trong những năm qua và Việt Nam hiện đứng thứ ba về xuất khẩu tôm ở châu Á. Tại Việt Nam, một lượng tôm lớn là do nông dân sản xuất với quy mô nhỏ. Ngành tôm đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, tạo sinh kế cho hàng vạn nông dân sản xuất quy mô nhỏ, những người chiếm một phần quan trọng trong lĩnh vực này. Bên cạnh những người nuôi, còn có rất nhiều bên liên quan: nhà cung cấp đầu vào, người trung gian, nhà chế biến và xuất khẩu, chính quyền, viện nghiên cứu, hiệp hội sản xuất và xuất khẩu, cơ quan chứng nhận và các tổ chức tài chính.

Nuôi tôm mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng nhiều rủi ro cho người sản xuất, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường. Cách đây vài năm, nhất là năm 2010 – 2011, sau khi có những tổn thất đáng kể do dịch bệnh bùng phát, nhiều nhà sản xuất đã phải ngừng nuôi tôm do thiếu vốn. Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định, các công ty lớn đã đầu tư vào hệ thống nuôi tôm tích hợp chiều dọc, và người ta cho đây là những người nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ dẫn đầu (những người không có nhiều sự lựa chọn thay thế) để chuyển từ ngành nuôi tôm sang các loại hình nông nghiệp hoặc thủy sản khác. Do đó, các vấn đề môi trường cũng được xem xét nhiều. Thực tế, có vài tác động nghiêm trọng đến môi trường, do việc nuôi tôm gây ra, như: nạn phá rừng, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm nước. Rừng ngập mặn ở Việt Nam bị giảm đáng kể trong suốt những thập kỷ gần đây, từ 290.000 ha năm 1962 xuống chỉ còn 155.920 ha năm 2000 (FAO 2007), chủ yếu do nuôi tôm. Nông dân cũng dùng nước mặn để nuôi tôm trong đất liền; do đó gây xói mòn đất, việc mà sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp khác có thể tránh được. Ngành công nghiệp tôm cũng sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất và những chất nguy hiểm khác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhân tố khác là do thiếu nhận thức về những vấn đề phát triển bền vững. Thực tế, số lượng lớn các nhà sản xuất quy mô nhỏ không thể tiếp cận thông tin, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về tính bền vững và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Điều này rõ ràng có tác động tiêu cực đến tính bền vững của toàn bộ chuỗi giá trị trong ngành tôm.

Ngành tôm Việt Nam đã có một bước ngoặt. Một mặt, chính sách của Chính phủ Việt Nam đã hướng đến gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu; mặt khác, do yêu cầu của thị trường ngày càng nghiêm ngặt hơn, kêu gọi những hành động phối hợp khẩn cấp của các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành tôm, nhằm duy trì thị phần. 

(Còn nữa)

Luca Micciche - Chuyên viên tư vấn nuôi trồng thủy sản của ICAFIS

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!