Đảo Migingo có diện tích chỉ bằng nửa sân bóng, nhưng các quốc gia châu Phi vẫn luôn tranh giành chủ quyền tại đảo đá vôi này. Lý do nào mà hòn đảo tí hon này lại có giá trị đến vậy?
Migingo giống tổ ong khi nhìn từ xa
Migingo là một hòn đảo đá vôi siêu nhỏ ở vùng hồ Victoria – hồ có diện tích lớn nhất châu Phi và là hồ nhiệt đới lớn nhất thế giới. Chỉ có 131 người sinh sống trên hòn đảo này. Họ dựng nhà gỗ sát nhau. Trên đảo có 5 quán bar, 1 tiệm chăm sóc sắc đẹp, một quầy dược và nhiều khách sạn cùng cửa hàng mát xa, giải trí.
Nhà ở tạm bợ, được làm từ gỗ và ván mỏng
Hầu hết cư dân trên đảo làm nghề chài lưới và kinh doanh thủy hải sản. 2 ngư dân người Kenya là Dalmas Tembo và George Kibebe khẳng định họ là những người đầu tiên đặt chân lên đảo vào năm 1991. Thời đó, đảo phủ đầy cỏ dại và là nơi trú ẩn của chim biển, rắn rết. Một thời gian sau, họ quay lại đảo cùng 60 ngư dân khác vì nghe tin đảo Migingo ngập tràn cá rô sông Nile. Dần dần, nhiều ngư dân ở Kenya, Uganda, Tanzania cũng kéo đến sinh sống và đánh bắt cá trên đảo, biến Migingo trở thành trung tâm thương mại thịnh vượng.
Nguồn lợi cá rô phi sông Nile sẵn có làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước xung quanh đảo
Chợ cá luôn tấp nập người mua và bán
Mỗi sáng, hơn 100 tàu thuyền đầy ắp cá cập bến. Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập. Khách hàng chủ yếu là các hãng chế biến. Cá được vận chuyển tới Kenyan để chế biến, sau đó xuất sang châu Âu. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến cá rô sông Nile mang lại hàng triệu USD và được coi ngành kinh tế xương sống của Uganda, Kenya và Tanzania.
Với món lời to lớn do cá rô sông Nile mang lại làm phát sinh tranh chấp giữa hai quốc gia Uganda và Kenya. Cả hai đều muốn nắm chủ quyền đảo Migingo, thâu tóm vựa cá rô giá trị. Về mặt địa lý, Migingo thuộc Kenya. Nhiều tài liệu, sách báo đều minh chứng điều này. Năm 2009, chính phủ Uganda tuyên bố đảo Migingo thuộc hải phận Uganda, do đó, mọi hành vi khai thác cá của ngư dân Kenya đều bị coi là trái phép.
Một khu vui chơi giải trí trên hòn đảo
Nhiều chuyên gia môi trường lo lắng đảo sẽ sớm bị chìm trong rác bởi nhà cửa tạm bợ, hệ thống điện, nước, xử lý rác thải đều không được đầu tư
Thông tin ngư dân đảo Migingo cho thấy, ngư dân có thể có thể kiếm 300 USD/ngày, gấp 4 lần thu nhập một tháng của dân tây Phi trên đất liền đã lọt vào tai đám cướp biển. Chúng kéo đến phong tỏa hòn đảo, cướp bóc tài sản, tôm cá. Ngư dân buộc phải kêu cứu chính phủ. Năm 2009, chính phủ Uganda cử cảnh sát biển ra đảo trấn áp, dẹp nạn cướp biển. Kể từ đó, cờ Uganda được cắm thường trực trên đảo. Có sự quản lý chặt chẽ hơn từ phía nhà nước, đồng nghĩa mọi hoạt động của ngư dân đều nằm trong khuôn khổ luật pháp, họ phải đăng ký tàu bè đánh bắt, và đóng thuế cho nhà nước. Tranh chấp chủ quyền cũng được dẹp lui, trả lại sự yên bình và thịnh vượng cho hòn đảo.