Sau mỗi vụ nuôi tôm, cá, lượng chất thải tồn đọng ở đáy ao là rất lớn. Không những thế, nhiều ao nuôi vừa trải qua đợt dịch bệnh, mầm bệnh còn tồn tại trong ao vì thế cần phải tiêu diệt triệt để mầm bệnh bằng một số phương pháp như phơi khô đáy ao, sử dụng hóa chất diệt khuẩn.
Một số biện pháp thường dùng
Đưa hết chất thải trong ao nuôi ra ngoài bằng các biện pháp như hút, bơm, dùng máy múc. Tháo cạn nước và phơi khô đáy ao (nứt chân chim) với những vùng đất không bị nhiễm phèn.
Xử lý ao trước khi thả tôm vụ mới – Ảnh: Phan Thanh Cường
Sử dụng một số loại hóa chất để cải tạo
Với ao tôm, cá bị dịch bệnh cần giữ nước trong ao ao và xử lý ao bằng chlorine (70%) 30 – 35ppm. Ngâm ao trong 15 – 20 ngày. Sau đó xả cạn và lấy nước vào ao khoảng 20cm, đánh tiếp Chlorine 100ppm, ngâm 10 ngày, tạt rửa toàn bộ ao, bạt bờ…
Sau khi rửa xong, tháo cạn, nếu có thời gian thì phơi khô đáy ao để chlorine phân hủy hết lượng tồn dư. Trong thời gian phơi ao có thể dùng formol 100ppm phun toàn bộ ao.
Dùng BKC (Benzalkonium Chloride) với liều lượng sử dụng khi cải tạo ao là 3 – 5ppm (30 – 50 kg/ha) để diệt vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng, bào tử. Hoặc sử dụng BKC 80 (dạng dung dịch) để diệt khuẩn.
Bón vôi nung (CaO) hoặc vôi tôi Ca(OH)2 với liều 50 – 70 kg/1.000m2. Thuốc tím (KMnO4): Khi cải tạo ao sử dụng từ 20 – 50 kg/ha, tạt đều khắp ao.
Để giảm độ bẩn, nhớt, kim loại nặng, tăng ôxy hòa tan, giảm khí độc dùng TOXIN-EFF với liều lượng 1 lít/1.000m3 nước, dùng 2 – 3 ngày/lần.
Đối với những ao khó gây màu nước hoặc muốn tạo mà nước, trứng nước trong ao ương nuôi dùng MARINE BOOMER với liều lượng 5 kg/1.000m3 nước, rải khô hoặc hòa vào nước tạt đều xuống ao, 1 – 2 ngày trước khi thả giống.
>> Mọi chi tiết xin liên hệ: – Sản phẩm BKC 80 của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu. – Sản phẩm MARINE BOOMER của Công ty TNHH Tiệp Phát. – Sản phẩm TOXIN-EFF của Công ty TNHH Hiệu Quả. |