Với việc áp dụng công nghệ cao, Israel đã tạo nên kỳ tích cho ngành thủy sản của nước họ. Vậy, khi biến đổi khí hậu đã và đang tác động rõ nét, liệu ngành thủy sản Việt Nam học được gì để chuyển mình?
Tăng chất lượng song hành với tăng sản lượng đang là mục tiêu hướng tới của ngành nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Để giải quyết bài toán này, nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới nhiệm vụ mới. Hãy cùng nghe chia sẻ của những người trong cuộc về mục tiêu này.
Nuôi cá tra ngày một khó, không chỉ bởi giá cả bấp bênh, mà còn do hao hụt trong hoạt động nuôi nhiều. Có ao nuôi cá hao hụt đến hơn 50%, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Cùng với yếu tố con giống, kỹ thuật, môi trường nước ngày càng xấu hơn cũng là nguyên do lớn.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về tình hình xử lý hải sản tồn kho và Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế”.
Tôm hùm được thả nuôi quy mô lớn từ năm 2000 tới nay và mặt hàng thủy sản có giá trị này đang phải đối diện với nhiều rủi ro, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Lũ đi qua, hàng chục hộ dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (thị xã Ba Đồn) cố níu giữ những chiếc lồng cá xiêu vẹo, tan hoang và trống không trên khúc sông chảy qua địa phận thôn. Hàng chục tấn cá chết trắng bờ sông đã khiến mọi nỗ lực làm giàu của họ thành công dã tràng.
Việc di dời Cảng cá Long Hải tự phát tại khu phố Hải Hà (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) không chỉ góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường biển, mà còn tạo quỹ đất trống để huyện xây dựng, phát triển môi trường du lịch biển khu vực thị trấn Long Hải. Nhưng hiện nay việc di dời đang gặp nhiều khó khăn, do nhiều trại cá kinh doanh hải sản ở khu vực này chưa đồng thuận di dời.
Nhiều người nuôi tôm tại khu vực sông Trường Giang đổ ra cửa biển Kỳ Hà, huyện Núi Thành hằng ngày vẫn “vô tư” lấy nước đóng giếng gần ven sông, cửa biển, sau đó xả thẳng ra sông, khiến khu vực sông bị ô nhiễm, gây nhiễm mặn nước sinh hoạt.
Vùng ven biển Cà Mau có ranh giới mặn – ngọt pha lẫn, giao thoa. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng tạo cơ hội bà con nông dân nuôi tôm sinh thái trên ruộng lúa có chất lượng cao.
Trước tình trạng nhiều dòng sông đã chết và nhiều dòng đang kêu cứu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa lập đoàn thanh tra, tập trung vào các cơ sở sản xuất công nghiệp xả nước thải từ 500 m3/ngày đêm trở lên, tại 11 tỉnh thành trong cả nước. Trước đó, 6 tháng đầu năm, Tổng cục Môi trường đã ban hành 225 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng.