Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.
Sáng nay, sau khi đi sâu vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Trưa nay (23/9), sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Đông tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong nhiều nguyên nhân gây tổn hại đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường và an ninh lương thực, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất. Nhưng các hạn chế trong việc nhận diện, phòng ngừa các nguy cơ này lại xuất phát từ chính các cơ quan quản lý, kiểm soát.
Nhiều người dân địa phương bị thiệt hại bởi nước thải của Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên – Huế cho rằng, trong khi nhà máy vô cảm trước hậu quả gây ra thì cơ quan chức năng lại nương tay cho thủ phạm…
Đang yên đang lành với nguồn nước ngọt từ các giếng khoan bao đời nay, bỗng cuộc sống của gần 20 hộ dân ở tổ dân phố Mỹ Á, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bị đảo lộn khi phải sống chung với “nước biển”. Cho đến thời điểm này, dù vẫn chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn, nhưng theo phần lớn người dân nơi đây, nước bị nhiễm mặn là do các hộ nuôi thủy sản giống trong khu vực.
Hưởng ứng tuần lễ về tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2013, sáng 12/9, tại xã Thông Thụ, Quế Phong, Sở NN & PTNT và Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An phối hợp với huyện Quế Phong tổ chức thả cá giống các loại vào lòng hồ thủy điện Hủa Na.
Sau hơn 1 năm triển khai dự án xây dựng vườn ươm cây ngập mặn, đến nay tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ươm thành công gần 23.000 cây con các loại gồm đước, vòi, vẹt khang, sú, bần, mắm, cây phát triển rất tốt, tỷ lệ cây gieo ươm sống đạt khá cao với tỷ lệ 83%.
Sáng 10/9, tại thành phố Nam Định, Ủy ban nhân dân các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình tổ chức ra mắt Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển sông Hồng và ký thỏa thuận hợp tác thực hiện Quy chế quản lý bảo tồn và phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển đất ngập nước liên tỉnh ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng.