Cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chất lượng pellet tốt và kích thích tính thèm ăn của vật nuôi chính là những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của thức ăn cho tôm. Dịch tôm, cá, bột gan mực, bột ngao hay bột nhuyễn thể bởi vậy mới trở thành những nguyên liệu thức ăn nuôi tôm phổ biến tại châu Á.
Chi cục Chăn nuôi – Thú y Kiên Giang sẽ tiến hành xét nghiệm nhanh mẫu tôm giống và trả kết quả trong ngày đối với các bệnh: đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và bệnh còi (MBV).
Sở Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Viện Công nghệ Nano (thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ trao sản phẩm hệ thống cảm biến Nano đánh giá chất lượng ao nuôi trồng thủy sản cho 2 doanh nghiệp nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vào ngày 27/01 vừa qua.
Dầu nhuyễn thể (krill oil) là một trong những sản phẩm có giá trị cao nhất được chiết xuất từ loài giáp xác Euphausia superba vùng Nam Cực. Dưới dạng viên nang, chúng được dùng thực phẩm chức năng cho con người hoặc phụ gia thức ăn thủy sản.
Sử dụng vaccine cho cá là đưa vào cơ thể cá kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên gần giống với vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết. Khi vào cơ thể cá, kháng nguyên sẽ kích thích sự đáp ứng của hệ miễn dịch đặc hiệu của cá chống lại các tác nhân gây bệnh bảo vệ cơ thể.
Một loại vaccine mới có tác dụng bảo vệ cá da trơn trước vi khuẩn gây bệnh columnaris (bệnh thối vây) vừa được phát triển bởi Đại học Auburn tại Mỹ; mở ra tia hy vọng cho ngành cá da trơn trên thế giới thoát khỏi nỗi ám ảnh dịch bệnh Columnaris.
Nhằm phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, an toàn về chất lượng. Bước đầu, các mô hình cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế cao, được nông dân hưởng ứng.
Dầu thực vật Trong các loại dầu thực vật, dầu đậu tương được đánh giá là có tiềm năng lớn nhất để thay thế dầu cá. Loại dầu thực vật này chứa hàm lượng cao axit linolenic giúp hỗ trợ tăng trưởng của các loại tôm tốt hơn hẳn nhiều loại dầu chứa axit linoleic […]
Tháng 7 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã cho phép sử dụng protein chế biến từ côn trùng (PAPs) làm thức ăn thủy sản. Văn bản luật chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2017 hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cải cách quan trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản và lĩnh vực sản xuất protein côn trùng.
Trị giá sản phẩm công nghệ sinh học biển toàn thế giới ước đạt 4 tỷ USD trong năm 2015 và trở thành tâm điểm của ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ. Đây cũng là công cụ giúp Ấn Độ nâng cao lợi nhuận và sự bền vững cho lĩnh vực NTTS.