(TSVN) – Trong nhiều năm qua, phát triển bền vững kinh tế biển luôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ngày 3/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã ban Kế hoạch triển khai Nghị quyết này một cách có hiệu quả.
(TSVN) – Việc bảo vệ môi trường sinh thái và rạn san hô ở Hòn Yến (Phú Yên) không chỉ làm đẹp thêm cho danh thắng này, mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Như nhận định của vị tư lệnh ngành nông nghiệp Lê Minh Hoan mới đây, bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến là một trong những mô hình tương đối thành công; do đó, mong muốn những mô hình này sẽ trở thành một xung lực mới cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
(TSVN) – Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với lực lượng đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị và địa phương ra quân thu gom rác thải, làm sạch môi trường biển ở đảo Lý Sơn.
(TSVN) – Aquaponics là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh rau sạch. Hệ thống nuôi trồng này được thực hiện trong môi trường tự nhiên khép kín với sự tham gia của các hệ sinh vật. Đặc biệt, mô hình này còn được đánh giá là rất tiêu biểu trong phát triển nông nghiệp đô thị.
(TSVN) – Ngày 31/5/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 4006-KH/UBND về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
(TSVN) – Rau sam biển (S. Portulacastrum) là một loài cây thân thảo thuộc họ Aizoaceae, chúng có khả năng phát triển trên đất mặn và chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, hydrocarbon, năng lượng, các hợp chất chống ôxy hóa và các hợp chất khác có khả năng kháng vi khuẩn và nấm. Vì vậy, rau sam biển có thể là nguồn nguyên liệu làm thực phẩm, cải tạo đất vùng ven biển.
(TSVN) – Nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) giúp quản trị được sự thất thoát ngay từ khâu con giống, giải quyết được căn bản những yếu tố như: tổn thất đầu con, những yếu tố ngoại lai xâm phạm. Đồng thời, diện tích nuôi nhỏ giúp thuận lợi hơn trong quản trị và khâu chăm sóc. Rủi ro dịch bệnh được hạn chế tối đa. Qua đó giảm thiểu đáng kể việc sử dụng kháng sinh trong nuôi cá rô phi thâm canh.
(TSVN) – Không chỉ được ví như “bức tường xanh”, “dải đê mềm” chắn sóng, ngăn bão, gió; rừng ngập mặn còn mang lại nguồn lợi thủy sản vô tận, tạo sinh kế cho hàng nghìn người dân xây dựng các mô hình sinh kế dưới tán rừng, mô hình du lịch sinh thái dưới tán rừng, tạo công ăn việc làm, gia tăng giá trị từ rừng.
(TSVN) – Sau đại dịch EMS, ngành tôm đã có sự thay đổi khá mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng ấn tượng khi sản lượng vượt qua cột mốc hơn 1 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, trước một năm đầy thách thức, đòi hỏi ngành hàng này phải thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là đổi mới khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh.
(TSVN) – Danh hiệu Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (năm 2019) đã là động lực thôi thúc chính quyền và người dân địa phương nỗ lực hết mình để bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên sinh vật cả trên rừng, dưới biển. Cù Lao Chàm ngày nay đã mang trong mình nét rất riêng, rất đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có được.