Vùng cao Nghệ An thường có nhiều khe suối bao quanh thôn bản, là nơi sinh sống của loài cá mát. Ảnh chụp tại trung tâm xã biên giới Tam Hợp (Tương Dương). Ảnh: Quang An
Ngay tại trung tâm xã Tam Hợp (Tương Dương) có dòng nước Khe Cặt, quanh năm nước chảy, đây cũng là một trong những nơi có nhiều cá mát nhất huyện Tương Dương. Ảnh: Xuân Hoàng
Cá mát thường ăn rong rêu trong các kẽ đá dưới dòng suối trong xiên, nên sạch và ngon. Ảnh: Quang An
Người dân vùng cao thường đánh bắt cá mát bằng quăng chài. Tuy nhiên chỉ được đánh bắt khi chính quyền địa phương cho phép, vì cá mát ngày càng khan hiếm, cần được bảo tồn. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Kha Văn Trường ở bản Xốp Nặm, xã Tam Hợp cho biết, mỗi lần quăng chài chỉ bắt được 1 – 2 con. Ảnh: Quang An
Cá mát được khách hàng ưa chuộng. Người dân địa phương cho biết, mỗi khi đánh được cá, mang ra thị trấn Hòa Bình bán với giá 350.000 đồng/kg, vẫn không đủ để bán. Ảnh: Xuân Hoàng
Đối với đồng bào vùng cao, cá mát thường kho để làm thức ăn trong các bữa cơm, ngoài ra có thể nướng, rán, hoặc làm lạp cá… Ảnh: Quang An
Ông Lương Phi Thanh – Chủ tịch UBND xã Tam Hợp cho biết: Để bảo tồn và phát triển cá mát, từ năm 2018, địa phương xây dựng quy ước bảo vệ. Theo đó, xã Tam Hợp lắp đặt Camera trên một số đoạn khe để theo dõi, đồng thời cắm biển cấm đánh bắt cá mát. Được biết, ngoài xã Tam Hợp, một số xã như: Tam Quang, Lưu Kiền… (Tương Dương) cũng có giải pháp bảo vệ trên khe suối, nhằm bảo tồn và phát triển loài cá đặc sản này. Ảnh: Quang An