Hiện nay, nhiều địa phương ở ĐBSCL người dân tự ý sáng kiến ra nhiều loại dụng cụ để đánh bắt thủy sản trong thiên nhiên một cách vô tội vạ, “tận diệt” cả cá lớn lẫn cá bé. Điều đáng báo động nhất là việc sử dụng xiệc điện và dùng thuốc bảo vệ thực vật để đánh bắt khiến không còn loài nào sống sót.
Theo Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, trong 3 năm trở lại đây, sản lượng thủy sản tự nhiên giảm trung bình từ 5.000 – 6.000 tấn/năm. Nguồn lợi thủy sản giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc khai thác và đánh bắt tận diệt của người dân. Theo ngành thủy sản Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, kiểm tra tạm giữ 5 ghe cào điện, 1 xiệc điện, 1 bình acquy điện, gần 7.000m lưới cước của 20 đối tượng vi phạm. Hiện trong toàn tỉnh có 460 phương tiện hành nghề lưới cào, trong đó còn 420 chiếc chưa đăng ký cấp phép là phương tiện cào sử dụng cào gọng có điện bị cấm. Còn theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, trong năm 2011 đã tịch thu 54 dynamo điện cào cá, 15 bộ xiệc điện (đeo trên vay) và tháo dỡ 48 miệng đáy sử dụng lưới mắt nhỏ.
Người thanh niên này ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp đeo trên mình chiếc bình xiệc điện và cây vợt chích cá rất nguy hiểm
Nông dân ở huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) sử dụng cào tay có gắn điện để đánh bắt cá trên sông rạch
Dụng cụ bẫy bắt cá dớn đuôi chuột, sử dụng lưới dày không tha bất cứ cá, tép lớn hay nhỏ
Mặc dù xiệc cá bằng điện là loại bị cấm nhưng nhiều người dân vẫn vô tư sử dụng
Dụng cụ kéo công, đa phần đều có điện để bắt được cá lớn, còn cá nhỏ bị ảnh hưởng điện đều chết theo
Sử dụng lưới dày để làm đáy đánh bắt cá trên sông Hậu, đây cũng là kiểu đánh bắt đang báo động
Mặc dù đã cấm sử dụng điện đánh bắt cá, nhưng nhiều người dân cứ vô tư đem điện ra kênh rạch để săn cá. Đa phần bắt cá lớn, còn cá nhỏ thì bỏ.