Nằm tại thung lũng hiểm trở phía Bắc cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, đập Xayaburi là đập hiện đại nhất trong số mười một con đập lớn đang được lên kế hoạch xây dựng trên dòng chính tại hạ lưu sông Mêkông. Nếu được xây dựng, con đập sẽ gây ra những thay đổi về mặt sinh thái vĩnh viễn không thể đảo ngược cho sông Mêkông, dòng sông đang nuôi sống hàng triệu người, buộc tái định cư 2.100 người và ảnh hưởng trực tiếp tới 202.000 người; đồng thời đẩy những loài sinh vật đang bị đe dọa nghiêm trọng, như
Chu kì lũ đặc thù hàng năm tại hạ lưu sông Mêkông hỗ trợ cuộc sống của dân cư 4 nước: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Mêkông là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất thế giới và là ngư trường nước ngọt năng suất nhất.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên giàu có đem đến thu nhập và thực phẩm cho hàng chục triệu dân này đang bị đe dọa do kế hoạch xây đập Xayaburi trên dòng chảy chính của sông. Kế hoạch này có nguy cơ gây ra những thay đổi cho dòng sông mãi mãi.
Nằm tại vùng núi hẻo lánh ở phía Bắc thuộc tỉnh Xayaburi của cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, đập Xayaburi là con đập được xúc tiến xây dựng đầu tiên trong số mười một con đập đang được lên kế hoạch xây dựng tại dòng chính của hạ lưu sông Mêkông.
Vào tháng chín năm 2010, nó là con đập đầu tiên được đệ đơn lên chính phủ các nước thành viên Ủy hội sông MêKông cho phép xây dựng thông qua một quá trình quyết định khu vực gọi là “Thủ tục thông báo, tham vấn và tán thành” (PNPCA), thủ tục này do Ủy ban sông Mêkông điều hành .
Nếu được thông qua, con đập sẽ gây ra hủy hoại môi trường nghiêm trọng đối với tài nguyên nước và ngư nghiệp của địa phương cũng như của cả lưu vực. Khoảng 2.100 người sẽ phải tái định cư; hơn 202.000 người sống gần con đập sẽ phải chịu đựng những tác động tới sinh kế, thu nhập và an ninh lương thực.
Nguyên nhân là con đập sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm thiệt hại mùa màng, đặt dấu chấm hết cho việc đãi vàng, và mang đến nhiều khó khăn hơn trong việc thu lượm những sản phẩm tự nhiên trong rừng, như hoa chuối dại và cây mây. Những thay đổi con đập gây ra đối với hệ sinh thái và ngư trường của sông Mêkông sẽ hiện diện trên toàn bộ lưu vực, từ đó ảnh hưởng tới hàng triệu người.
Sông MêKông, hạ lưu vùng đề xuất xây dựng đập Xâybury |
Đập Xayabury
Trải trên toàn bộ chiều ngang của sông Mêkông, đập Xayaburi dài 810 m sẽ nằm ở thác Kaeng Luang, khoảng 30 km về phía đông thị trấn Xayaburi, nằm ớ phía Bắc Lào. Dự án này dự kiến công suất phát điện 1260 MW, trong đó 95% sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan.
Chính phủ Lào đã kí Biên bản Ghi nhớ (MoU) với đơn vị lập dự án, công ty Đại chúng Ch.Karnchang của Thái Lan, vào ngày 4 tháng 5 năm 2007. Thảo luận đang được tiến hành với các nhà đầu tư tiềm năng khác, bao gồm Chính phủ Lào, công ty sản xuất điện Ratchaburi và Tập đoàn Điện lực Thái Lan (EGAT).
Chi phí xây dựng đập là 3,5 tỉ USD, kéo dài trong vòng 8 năm. Sau Biên bản Ghi nhớ MoU, một Thỏa thuận xây dựng dự án đã được kí kết giữa Chính phủ Lào và công ty Ch. Karnchang vào tháng 11 năm 2008, trong khi đó Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA) đã được đệ lên chính phủ Lào vào tháng 2 năm 2010. Một biên bản thỏa thuận mua bán năng lượng sau đó được kí giữa công ty sản xuất điện của chính phủ Thái Lan (EGAT) và Chính phủ Lào vào tháng 7 năm 2010.
Thỏa thuận này cho phép EGAT mua 1220 MW điện với giá 2159 Bạt một kWh qua dây dẫn dài 200 km kéo dài từ đập Xayaburi tới tỉnh Loei ở Đông bắc Thái Lan. Trong khi những tài liệu dự án như EIA chưa được công bố rộng rãi, dự án đang hy vọng sẽ đạt được đồng thuận từ phía Chính phủ Lào, Campuchia , Thái Lan và Việt nam vào tháng 3 năm 2010.
Theo Hiệp ước sông Mêkông 1995, những quốc gia ở hạ lưu sông Mêkông đã Tham gia vào Hiệp ước yêu cầu thông báo, hỏi ý kiến và đạt tới thỏa thuận với những nước láng giềng về dự án xây các con đập trên d.ng chảy chính. Vào tháng 9 năm 2010, đập Xayaburi đã trở thành đập đầu tiên tiến hành quy trình “Thủ tục thông báo, tham vấn và tán thành” (PNPCA).
Thông báo liên quan tới Xayaburi đã làm chậm 3 tuần việc công bố Báo cáo môi trường chiến lược được ủy nhiệm bởi Ủy ban Sông Mêkông. Báo cáo này đề nghị rằng những quyết định về việc xây đập trên dòng chảy chính, gồm cả đập Xayaburi, nên được trì hoãn thêm 10 năm nữa do những hiểm họa và ảnh hưởng to lớn đi kèm với con đập. Bất chấp đề xuất rất rõ ràng này, quá trình ra quyết định vẫn tiếp tục tiến hành.
Hiểm họa đối với hệ sinh thái thủy sinh và sản lượng thủy sản
Nếu được xây dựng, đập Xayaburi sẽ hủy hoại vĩnh viễn môi trường sống và hệ sinh thái của sông Mêkông, gây nguy hiểm cho hệ động thực vật phong phú tại đây. Do thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, 41 loài cá sẽ có thể bị đẩy tới nguy cơ tuyệt chủng. Đập Xayaburi cũng sẽ cản trở đường di cư của 23 loài cá về phía đầu nguồn Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan, ngăn cản vòng đời cần thiết cho các loài cá này, bao gồm thời gian đẻ trứng, sinh sản và trưởng thành.
Một trong số những loài đó là loài cá đang bị đe dọa nghiêm trọng, biểu tượng của sông Mêkông – cá trê lớn sông Mêkông. Con đập sẽ ảnh hưởng bất lợi tới hệ sinh thái phức tạp của sông Mêkông. Hệ sinh thái này cũng đang phần nào bị ảnh hưởng từ những con đập tại đầu nguồn ở Trung Quốc.
Việc nuôi trồng Kai tại địa phương sẽ bị hủy hoại do hồ chứa nước của đập. Kai là một loài rong nước ngọt, vừa là thức ăn quan trọng cho cá, vừa là món ăn nổi tiếng tại Luang Prabang. Với những người phụ nữ Lào sống gần con đập, Kai là một trong những nguồn thu nhập chính trong mùa khô khi mực nước sông Mêkông giảm xuống thấp tạo điều kiện cho rong Kai phát triển.
Cho dù gây ra nhiều ảnh hưởng lớn như vậy tới ngư nghiệp, những người tiến hành dự án vẫn phớt lờ các nghiên cứu khoa học và xem nhẹ mức độ nghiêm trọng khi cho rằng với hai đường di chuyển của cá được bao gồm trong thiết kế của con đập, ảnh hưởng xấu tới ngư nghiệp sẽ được giảm đáng kể.
Bằng việc làm tổn hại ngư trường nước ngọt lớn nhất thế giới, đập Xâybury sẽ làm giảm sản lượng cá cũng như sự phong phú của các loài cá. |
Tuy nhiên từ tháng Chín năm 2008 và mới nhất là Báo cáo ĐMC, một nhóm chuyên gia về ngư nghiệp nổi tiếng thế giới đã tuyên bố rõ ràng rằng đường di chuyển của cá do đập thiết kế cũng không có tác dụng bởi hệ sinh thái đa dạng và số lượng cá rất lớn ở sông Mêkông. Kể cả trong trường hợp đường đi của một số loài cá được thiết kế riêng, theo theo Báo cáo ĐMC, độ cao 32 m của đập Xayaburi vẫn cao hơn chiều cao tối đa luồng cá có thể vượt qua.
Con người và Sinh kế
Nằm cách thị trấn Luang Prabang – một di sản thế giới được UNESCO công nhận – 150 km về phía hạ lưu, đập Xayaburi đe dọa có nguy cơ bắt buộc tái định cư đối với 2.100 người ở mười ngôi làng. Hồ chứa nước của đập sẽ nằm cách thị trấn cổ kính này chỉ có 48km. Con đập cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của ít nhất 202.198 nông dân và ngư dân tại bốn quận của Lào, cùng với vô số người dân sống tại lưu vực sông Mêkông. Nông dân và ngư dân sống gần con đập bao gồm nhiều dân tộc.
Họ sống qua ngày nhờ đánh bắt cá, trồng lúa, đào vàng, thu lượm hoa quả trong rừng và trồng rau bên bờ sông. Nếu phải tái định cư hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp như mất đất, mất nguồn tài nguyên; sinh kế và lối sống truyền thống duy nhất của cộng đồng các dân cư tại đây sẽ bị thay đổi bởi việc xây đập. Cho dù có rất nhiều tác động nghiêm trọng, những người dân địa phương sống trong vùng bị ảnh hưởng ở Lào và các nước lân cận nhận được rất ít hoặc không nhận được thông tin gì về việc xây đập.
Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Lào đã nhận được thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ từ những người tiến hành phát triển con đập và có rất ít cơ hội nói lên mối lo ngại của họ. Những người dân thượng nguồn và hạ nguồn tại Thái Lan, Campuchia và Việt Nam thậm chí còn ít thông tin hơn, cho dù người ta dự đoán có những ảnh hưởng vượt qua biên giới Lào.
Đối với những người dân làng Xayaburi, Nam, Luang Prabang và quận Chomephet, đất đai và nhà cửa của họ sẽ bị lụt lội bởi con đập và sẽ phải tái định cư, tương lai của họ đang bị đặt dấu hỏi khi mà đang có rất nhiều vấn đề ngổn ngang. Tương lai thậm chí rất ảm đạm cho những gia đình sẽ phải mất nhà cửa lần thứ tư trong vòng 15 năm; sau lấn tái định cư thứ nhất từ vùng cao xuống vùng thấp, rồi lại phải chuyển chỗ ở hai lần liên tiếp do lụt lội mà không có bất kì sự hỗ trợ nào.
Những chương trình tái định cư chất lượng thấp, ảnh hưởng môi trường hoàn toàn, và thiếu những giải pháp sinh kế thay thế sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng các dân cư tại Lào. Với nhiều vấn đề tồn tại như vậy, bao gồm cả việc thiếu năng lực từ phía các cơ quan chức năng, việc thiếu kiên định trong việc thúc đẩy luật môi trường và không thể thỏa mãn các cam kết an toàn xã hội tối thiểu, cộng đồng dân cư ở Xayaburi có thể sẽ lâm vào con đường nghèo khổ, giống như những cư dân khác bị bần cùng hóa do xây đập.
(Còn tiếp)
Nguồn: www. internationalrivers.org