Đề án 52 được triển khai tại Khánh Hòa từ cuối năm 2009. Công tác DS – KHHGĐ ở đây đã đạt nhiều kết quả đáng kể, chất lượng dân số tăng cao.
Một trung tâm nghề cá
Theo Bộ NN&PTNT, tỉnh Khánh Hòa hội tụ đủ 6 tiêu chí để xây dựng trung tâm nghề cá khu vực với điều kiện tự nhiên, địa lý; khả năng thu hút các nguồn lực, tạo sức hút thị trường, gắn kết các khâu trong chuỗi làm tăng giá trị sản phẩm thủy sản; sự thống nhất với các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển; nguồn nhân lực; vai trò của kinh tế thủy sản đối với kinh tế vùng và vị trí gắn với quốc phòng, an ninh, biển đảo; đánh giá độ rủi ro. Theo đó, hình thành trung tâm nghề cá vùng dựa trên cơ sở thu hút, khai thác nguồn lực và phát huy tiềm năng, lợi thế tại địa phương nhằm xây dựng những vùng phát triển kinh tế thủy sản năng động, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
Nâng cao chất lượng dân số
Toàn tỉnh có 49 xã, phường, thị trấn triển khai Đề án, nhưng với đặc điểm địa lý xa trung tâm y tế, với đặc thù công việc là gắn với đánh bắt thủy sản, phải thường xuyên lặn dưới nước nên việc chăm sóc SKSS của chị em phụ nữ gặp không ít khó khăn. Chưa kể, trong nhận thức từ lâu đời của người dân nơi đây, là phải sinh nhiều con, nhất là con trai, để có lao động đi biển. Vì thế, trong công tác truyền thông, đưa thông tin dân số đến người dân, cần có phương thức tiếp cận riêng của cán bộ dân số. Theo chị Lưu Thị Minh Thao, Giám đốc Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Cam Lâm, toàn huyện có 5 xã Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc, Cam Hòa và thị trấn Cam Đức được triển khai thực hiện Đề án. Cộng tác viên dân số địa phương đã tham gia tích cực, vận động, tuyên truyền và động viên người dân tham gia công tác dân số với mọi hình thức, đến tận nhà, gõ tận cửa, hay thông qua các buổi tập huấn… Do vậy, tỷ lệ sinh con thứ ba toàn huyện bình quân giảm 0,3%, tỷ suất sinh mỗi năm giảm 0,2‰…
Người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn
Cùng với Cam Lâm, tại 5 huyện, thành phố khác của Khánh Hòa, Đề án cũng phát huy hiệu quả. Thông qua một số mô hình (quân – dân y kết hợp; truyền thông, cung cấp dịch vụ cho lao động làm việc trên biển…), các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được đưa đến gần hơn với người dân, từ đó đã từng bước hình thành nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên. Số phụ nữ thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe không ngừng tăng, từ 8.700 lượt người năm 2009 tăng lên 31.000 lượt người tại 6 huyện, thị, thành phố thuộc vùng biển, đảo và ven biển được khám và thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS.
Ngư dân biết sinh đẻ an toàn
Chị Nguyễn Thị Tân (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) cho biết, cách đây 5 năm, khi mang thai chị vẫn nhiều lần cùng chồng ra âu thuyền “kiếm cơm”; từ tháng thứ bảy trở đi chị mới “yên trên bờ” dưỡng sức chuẩn bị sinh con. Chị không biết khám thai là gì; cứ mang bầu là đẻ thôi. Nhưng lần này thì khác, ngay khi biết tin chị mang thai, cán bộ dân số đã đến tận nhà tư vấn cho chị về các mốc thời gian phải đi khám thai, tiêm phòng. Cùng với xã Vạn Thọ, toàn huyện Vạn Ninh có 10/13 xã, thị trấn thuộc vùng biển, đảo, ven biển. Ba năm qua, tỷ suất sinh đã giảm từ 13,13‰ xuống 12,41‰. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm từ 10,12% xuống 8,01%. Đặc biệt, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Vạn Ninh năm 2009 là 2,09 thì nay giảm còn 1,8.
Cung cấp kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Vạn Ninh đã triển khai các hoạt động hỗ trợ mô hình truyền thông, vận động và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho người lao động trên biển. Tại thị trấn Vạn Giã, năm nào cũng có Bộ đội Biên phòng Đồn 362 truyền thông bề nổi tại cảng cá, cầu cảng. Đồng thời, cán bộ y tế, cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên Bộ đội Biên phòng thuộc địa bàn triển khai mô hình tại huyện Vạn Ninh, đã trang bị một tủ truyền thông cho Trạm Biên phòng thị trấn Vạn Giã – Đồn Biên phòng 362 (gồm thuốc viên tránh thai, bao cao su, tờ rơi), một bộ âm thanh, 60 hộp truyền thông cho các âu thuyền tại thị trấn Vạn Giã.
Việc triển khai có hiệu quả các nội dung Đề án đã góp phần không nhỏ đến công tác DS – KHHGĐ trên toàn tỉnh. Số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ ở Khánh Hòa đã giảm còn 1,93. Mức giảm sinh được duy trì ở 0,25‰, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 8,03%… Khánh Hòa đã gia nhập nhóm 24 tỉnh, thành phố ổn định mức sinh. Hiệu quả bước đầu đã được khẳng định. Tuy nhiên, để chất lượng dân số được nâng cao đúng như chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, vẫn rất cần sự phối hợp, hỗ trợ và nỗ lực của chính quyền địa phương cùng những người làm công tác dân số.
>> Bà Huỳnh Thị Hiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS – KHHGĐ Khánh Hòa cho biết, với hơn 43% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, tỷ lệ sinh giảm, Khánh Hòa là một trong 24 tỉnh, thành duy trì được mức sinh ổn định. Cùng đó, chất lượng đời sống người dân vùng biển được nâng cao, khi họ tham gia khám, chăm sóc tiền thai, sàng lọc sơ sinh trước sinh ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn… |