Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Bộ NN&PTNT vừa ra thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đợt 2; thời hạn nhận hồ sơ đến hết ngày 30/7/2023.

Một số nội dung trọng tâm của những dự án khoa học được đề xuất lần này là tập trung vào nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi tư duy từ ngành sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp, từ phạm vi sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tích hợp đa ngành gắn với dịch vụ và công nghiệp; từ nông nghiệp đơn giá trị sang tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội môi trường, từ tập trung hỗ trợ người sản xuất sang hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi giá trị; Nghiên cứu các giải pháp phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết hợp các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là doanh nghiệp; Xây dựng mô hình phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tôm khô, một sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau. Ảnh: ST

Cùng đó, là giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp trong dẫn dắt chuỗi giá trị và điều phối các mặt hàng nông sản trong phát triển thị trường; hay thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn tạo không gian kinh tế kết nối với thị trường; Các giải pháp thúc đẩy hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia phục vụ quản lý chất lượng nông sản, từng bước hài hòa hóa tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Đồng thời, xây dựng mô hình bản đồ điện tử kết nối hệ thống logistics chế biến, phân phối và bán lẻ hiện đại, truyền thống với các chuỗi cung ứng nông sản gắn với vùng chuyên canh, liên kết đưa nông sản vào các hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong nước. Hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn với chuỗi logistics ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp; các mô hình đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản; chủ động phòng chống rủi ro, đảm bảo địa bàn cư trú và đời sống của cư dân nông thôn an ninh và an toàn trước thiên tai, dịch bệnh và các biến động bất lợi; mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng cho các vùng chuyên canh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu thị trường; giải pháp xây dựng chuỗi giá trị nông sản cho các ngành hàng chủ lực theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ rủi ro và lợi ích. 

PV

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!