Năm nay 60 tuổi, bà Nguyễn Thị Hồng ở ấp Già Trên, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có gần nửa thế kỷ theo nghề mò tôm cá khi nước thủy triều rút.
Ở vùng đất giáp biển, mỗi khi triều cạn, người ta lại đuổi theo con nước mò cá tôm với những người nghèo nhất thành cái nghề. Đầm nuôi tôm cua nay chiếm gần hết vùng triều, nghề mò chỉ còn làm được ở những khúc kênh, rạch. Cá cũng không còn được bao con, giá lại rẻ, bắt được vài con để ăn, tiền đêm mò chỉ còn trông vào con tôm. Bà Hồng không biết chữ, cả 5 người con của bà cũng: “chữ nó biết mình chứ mình không biết nó”. Con gái lớn của bà Hồng, chị Nguyễn Thị Thủy năm nay 37 tuổi cũng hơn 20 năm trong nghề. Nửa tháng triều cạn về đêm cũng là dịp “kiếm ăn chính”, là thời gian mẹ con bà Hồng như bóng vạc mò mẫm, gặp “hên” được chừng 50 ngàn đồng, bình thường chỉ chừng 30 ngàn đồng. Bà Hồng cả đời chưa bao giờ cầm đến tiền triệu, ước “có một con bò nái, ngày cắt cỏ nuôi, để tuổi già không phải đêm đi mò”. Chị Thủy quyết mỗi ngày chia hai buổi: đi mò và đi đụng – đụng gì làm nấy để có tiền nuôi hai con đến trường.
Hai mẹ “nhà vạc” dắt nhau lầm lũi trong đêm
Mò mẫm mọi ngóc ngách kênh rạch
Chị Thủy và chú tôm 10.000 đồng
Mẹ con so “chiến lợi phẩm”
Bàn tay bà Hồng
Kết thúc đêm mò lúc 5 giờ sáng, chị Thủy lựa tôm để bán, chỗ tôm cả đêm “hên” bán được 40.000 đồng.