Trên các đảo chìm, đảo nổi ở Trường Sa vốn dĩ chỉ có san hô, cát trắng và một số ít loài thực vật hợp với thổ nhưỡng khô cằn và nhiễm mặn như: bàng vuông, bão táp, phong ba, muống biển… Vì vậy, để cho đảo ngày càng thêm xanh, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong thời gian công tác trên đảo có nhiệm vụ trồng và chăm sóc thành công từ 1 – 2 cây xanh. Cây giống thường được chiết, ghép hoặc ươm từ hạt những loại cây có sẵn trên đảo và một số được đưa ra từ đất liền.
Trồng cây trên đảo chẳng khác gì trên đất liền, nhưng việc bảo vệ, chăm sóc để cây trưởng thành cực kỳ khó khăn. Vì thế, mỗi một cây xanh trên đảo có thể ví như một tác phẩm nghệ thuật rất kỳ công. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, việc trồng cây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một hoạt động thư giãn, bổ ích. Cứ thế, thảm thực vật trên các đảo ngày càng phong phú, tốt tươi, trước tiên là tạo bóng mát, cải thiện môi trường, “ngọt hóa” đảo; đồng thời tạo thành những lá chắn ngụy trang, bảo vệ đảo, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.
Với khẩu hiệu “…Vì lợi ích 10 năm trồng cây”, mỗi năm các đảo đều tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ
Một số cây giống được đưa ra từ đất liền như xoài, ổi…
Lính đảo luôn dành thời gian chăm sóc cho cây mỗi ngày
Đối với các loại hoa, rau màu luôn được chăm sóc với chế độ đặc biệt
Cây giống thường được chiết, ghép hoặc ươm từ hạt giống những loài thích hợp với thổ nhưỡng trên đảo
Cây xanh góp phần cải thiện môi trường, tạo thành những lá chắn bảo vệ đảo.
Những thảm xanh trên các đảo là nơi thu hút nhiều loài chim, cò về trú ngụ