Nghề câu kiều đã có từ trên 20 năm qua ở Cà Mau. Tuy nhiên, nghề này ít được chú tâm đến, bởi người làm nghề biển thường mơ ước có tàu lớn để vươn ra khơi. Do vậy, câu kiều chỉ dành cho người nghèo, chấp nhận loanh quanh ở ven bờ.
Nghề câu kiều hoạt động liên tục cả 8 tháng trong năm (từ mùa hạn năm trước tháng 9 âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau tháng 5 âm lịch)
Hiện nay, tại các cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh; Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời; Cái Đôi Vàm, Cái Cám ở Phú Tân có trên 200 phương tiện đang hoạt động nghề câu kiều mang lại hiệu quả cao. Riêng đối với ngư dân ở cửa biển Cái Cám, câu kiều là nghề chủ đạo trong khai thác thủy sản ven biển; với khoảng 100 hộ dân hành nghề. Tuy là nguồn thu chính, nhưng với họ mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 4 giờ cho nghề này.
Trung bình mỗi gắp câu 20 m với 140 lưỡi câu có giá dao động từ 120 nghìn đồng
Câu kiều là một trong những nghề được ứng dụng đánh bắt gần bờ hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển (câu chỉ đánh bắt các loại thủy sản lớn). Vì thế, ngành chức năng Cà Mau đang quan tâm đảm bảo ngư trường khai thác của loại hình này để trở thành mô hình khai thác ven bờ chủ đạo trong tỉnh.
Sau khi thả câu, anh Quách Văn Hân, kiểm tra vợt cá và đèn chiếu sáng đúng quy định của phương tiện đi biển chuẩn bị nghỉ qua đêm chờ bắt cá.
Anh Hận và các bạn đi biển nghỉ ngơi và ăn tối lấy sức cho một đêm thức canh câu chờ trời sáng.
Những con cá ngát to hơn 3 kg đã mắt lưỡi câu khi đi kiếm ăn dưới đáy biển.
Trung bình mỗi ngày ngư dân hành nghề câu kiều đánh bắt khoảng 15 kg cá ngát loại lớn thu về trên 500 nghìn đồng sau sau một đêm.
Tôi muốn mua bộ câu kiều, mua ở đâu ạ.