Đối phó hạn, mặn trong nuôi tôm nước lợ

Chưa có đánh giá về bài viết

Tình trạng hạn mặn tại ĐBSCL năm nay diễn ra sớm và nghiêm trọng hơn năm 2016 (một trong những năm hạn mặn lịch sử), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi tôm nước lợ. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình trạng xâm nhập mặn sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào giữa tháng 3 (11 – 13/3). Ranh mặn 4 g/l ảnh hưởng sâu nhất 60 – 78 km, có nơi lên tới 100 – 110 km.

Thời điểm hạn mặn gay gắt này ẩn chứa nhiều rủi ro về dịch bệnh… người nuôi cần chú ý theo dõi quan trắc môi trường để có kế hoạch ứng phó kịp thời.

Ảnh hưởng của hạn mặn

So với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ xuống giống năm nay chậm hơn hẳn do tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt hiện nay khiến người nuôi lo ngại về nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Sự thay đổi của các yếu tố môi trường tạo áp lực không nhỏ lên hệ miễn dịch của tôm, đặc biệt là độ mặn và nhiệt độ. Độ mặn thích hợp để nuôi TTCT là từ 5 – 15 ppt, vượt khỏi ngưỡng này khiến quá trình trao đổi chất của tôm bị xáo trộn, đặc biệt ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm. Trong khi, nắng nóng thường đi kèm với hạn mặn khiến ao nuôi trở thành nơi lý tưởng để hệ vi sinh có hại phát triển mạnh mẽ. Các yếu tố này làm cho tôm nuôi dễ mắc các bệnh như đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và EMS/AHPND…

Skretting cung cấp đầy đủ mọi sản phẩm và công cụ quản lý giúp người nuôi ứng phó xâm nhập mặn hiệu quả. Ảnh: SK

Biện pháp ứng phó tức thời

Giai đoạn thả giống

Chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ, hạn chế thả giống hoặc thả chậm đón mùa mưa là những khuyến cáo hàng đầu. Nếu thả, người nuôi nên lựa chọn nguồn tôm giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch đầy đủ; thực hiện nuôi 2 – 3 giai đoạn; chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát); thả nuôi mật độ phù hợp với mô hình nuôi của mình. An toàn sinh học, quản lý chất lượng môi trường và quản lý thức ăn ở giai đoạn này rất quan trọng. Trong đó, PL là thức ăn chất lượng cao đặc biệt phù hợp cho giai đoạn ương (vèo) này. Đây là sản phẩm không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho tôm giai đoạn này mà còn góp phần đáng kể vào duy trì chất lượng nước nuôi nhờ kết cấu đặc biệt, giúp bà con hạn chế thay nước trong bối cảnh nguồn nước ngọt khan hiếm như hiện nay.


Xpand – Thức ăn tăng trọng giúp người nuôi tôm chủ động hơn trong sản xuất

Quản lý ao nuôi

Để đối phó với hạn mặn, thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng ở giai đoạn nuôi tôm thương phẩm, người nuôi cần tiến hành gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, lắp đặt ao lắng đúng quy cách. Để hạn chế thay nước thường xuyên, giữ môi trường nuôi được ổn định và bảo vệ sức khỏe tôm trong quá trình nuôi, người nuôi cần chú ý xử lý nước và bùn đáy bằng các sản phẩm vi sinh như AOcare Control. Trong trường hợp cần phải sử dụng nước mới, nước lấy vào ao nuôi cần tiến hành diệt khuẩn lại; đồng thời các chỉ tiêu môi trường cũng cần được theo dõi và kiểm tra trước khi sử dụng, tránh làm môi trường nước ao nuôi bị thay đổi đột ngột.


Lorica – Thức ăn thủy sản đặc dụng cho các thời điểm bất lợi

Về dinh dưỡng, việc cho ăn cần được quản lý chặt chẽ trong thời điểm này. Cần lựa chọn và sử dụng loại thức ăn phù hợp (kích thước hạt, thành phần dinh dưỡng…), có thể giảm 15 – 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Bổ sung thêm Vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm, để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ. Để tiện lợi nhất, bà con có thể sử dụng các dòng thức ăn chuyên dụng cho thời điểm bất lợi như Lorica. Đây là loại thức ăn không chỉ có thành phần dinh dưỡng cân đối, mà còn được bổ sung thêm các hợp chất hỗ trợ miễn dịch, tăng sức khỏe đường ruột, đặc biệt phù hợp với những giai đoạn dễ gây stress cho tôm như tình hình hạn mặn hiện nay.

Biện pháp ứng phó dài hạn

Các giải pháp công nghệ được xem là biện pháp lâu dài, giúp bà con thích ứng với những biến đổi ngày càng gay gắt của thời tiết; hệ thống nuôi tôm công nghệ cao ít thay nước nhằm hạn chế sử dụng nước suốt mùa khô đang được nhiều người quan tâm. Hiểu được giá trị của nguồn nước ngọt quý giá nhưng có hạn, Skretting đã liên tục đưa đến thị trường những sản phẩm đặc biệt giúp bà con linh hoạt ứng phó với tình hình thời tiết hiện nay như: Vi sinh cao cấp AOcare Control (chế phẩm sinh học xử lý nước và đáy ao nuôi), thức ăn tăng trọng Xpand (sản phẩm giúp rút ngắn thời gian nuôi tôm), thức ăn tăng cường sức đề kháng Lorica (giúp tôm chống chịu tác động của môi trường); cũng như công cụ dự đoán và quản lý vụ nuôi hiệu quả như phần mềm Aquasim.

AOcare Control – vi sinh cao cấp xử lý nước và đáy ao nuôi

Năm nay, hạn mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản, đặc biệt là ngành tôm nước lợ. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, nâng cao kỹ thuật chăm sóc và quản lý môi trường nuôi, đặc biệt là quản lý dinh dưỡng, tăng cường sử dụng vi sinh nhằm giữ chất lượng nước ổn định, từ đó tiết kiệm nước ngọt là những biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Bà con nuôi tôm ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, có thể liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật của Skretting tại địa phương mình để được tư vấn biện pháp ứng phó hiệu quả và kịp thời nhất.


Skretting đồng hành cùng bà con vượt qua mùa hạn mặn 2020

>> Ông Trần Quang Đại, Giám đốc Dịch vụ kỹ thuật Skretting Việt Nam chia sẻ: “Mùa hạn mặn năm nay gay gắt hơn năm 2016 rõ rệt, nên bà con cần có những biện pháp ứng phó cấp thiết để bảo vệ đàn tôm. Hạn mặn kèm nắng nóng khiến tôm stress và là cơ hội cho Vibrio bùng phát, người nuôi cần chú ý giữ nền đáy sạch bằng cách đánh men vi sinh định kỳ, tránh để dư thừa thức ăn; quản lý màu nước sạch, ít có chất hữu cơ lơ lửng, độ trong 30 cm; quản lý hàm lượng ôxy hòa tan trên 5 mg/l ở tất cả các thời điểm trong ngày; pH dưới 8 và dao động trong ngày không quá 0,3; độ kiềm tối thiểu 100 mg CaCO3/l, NH3 dưới 0,1 mg/l và NO2 không vượt quá 0,5 mg/l’’.


Thanh Trúc – Skretting Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!