Mặc dù áp lực khai thác lớn và năng suất giảm, nghề cá quy mô nhỏ (QMN) nội địa, vùng cửa sông, ven biển vẫn đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực địa phương ở các nước đang phát triển.
Chúng cung cấp thực phẩm, thu nhập và việc làm, thường là công việc truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhìn chung, người nuôi trồng thủy sản QMN bị ảnh hưởng bởi nguồn tài nguyên thu hẹp do địa vị xã hội, thu nhập thấp, điều kiện sống nghèo và ảnh hưởng về chính trị ít (không đề cập những vấn đề về môi trường do biến đổi khí hậu). Người nuôi trồng thủy sản QMN thường phải cạnh tranh với người nuôi trồng thủy sản quy mô lớn hơn và những ngành kinh tế khác trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên. Điều quan trọng, nghề cá QMN nằm trong hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, nguồn lợi thủy sinh lớn hơn và rất nhiều giải pháp cải thiện mức sống nằm ngoài ngành thủy sản.
Nhiều nước đang phát triển không chỉ chịu áp lực dân số, cơ hội chọn việc làm hạn chế, mà còn phải chịu sự bất lực và miễn cưỡng của chính phủ trong việc đưa ra những quyết định quản lý và bảo tồn cần thiết, dẫn đến nguồn tài nguyên nội địa, ven biển bị đánh bắt quá mức nghiêm trọng và gia tăng những mối đe dọa sinh kế của cộng đồng ngư dân. Trong hoàn cảnh này, đồng quản lý (ĐQL) dựa vào cộng đồng là một công cụ quan trọng và thường là giải pháp thực tế duy nhất cho đa số nghề cá thế giới và được xem là một cách hiệu quả để duy trì nguồn lợi thủy sinh, sinh kế của cộng đồng phụ thuộc nghề này.
Trên toàn thế giới, việc ĐQL nguồn tài nguyên thiên nhiên này đang đóng góp tích cực cho sự quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm bằng cách tăng cường sự tham gia của các bên liên quan. Do đó, hiện nay việc công nhận rộng rãi, sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều quan trọng nhất đối với chính phủ các nước, để đạt được mục tiêu quản lý tài nguyên.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp không có quyền sở hữu rõ ràng như ở Việt Nam. Ở Việt Nam, nguồn lợi thủy sản thuộc tài sản của nhà nước nhưng trên thực tế, nguồn lợi dưới nước nói chung lại đang được tiếp cận theo chế độ mở, không có quản lý toàn diện, đe dọa tính bền vững của nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái và cộng đồng. Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp thay thế phù hợp để đạt mục tiêu quản lý nguồn lợi thủy sản. Gần đây, ĐQL nghề cá dựa vào cộng đồng đang trở thành một chính sách ưu tiên của Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệm và bài học từ những dự án được thực hiện trong cả nước. Ở cấp độ quốc gia, điều này dẫn đến việc thành lập Hội Nghề cá Việt Nam, với đông đảo hội viên tại các địa phương.
Việt Nam đang thực hiện ĐQL. Việt Nam có cơ sở chính trị và tiềm năng lớn để trở thành quốc gia đi đầu trong việc phát triển và hoàn thiện chiến lược ĐQL mới, với mục đích cuối cùng là cải thiện tính bền vững nghề cá QMN, cải thiện điều kiện sống và những thế mạnh các cộng đồng ven biển.