Thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, tiêu thụ nội địa hạn chế, giá nhiều loại thủy sản giảm ở mức thấp, sản phẩm tồn đọng, nhiều người nuôi thủy sản buộc phải nuôi cầm chừng.
(TSVN) – Theo ghi nhận trên địa bàn tỉnh, TTCT, ốc hương, ngao rớt giá thảm, khó tiêu thụ, người nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Những ngày này, người nuôi thủy sản ở các địa phương chạy nước rút thu hoạch tôm, nhất là tôm thẻ chân trắng, tôm hùm để tránh mưa bão. Năm nay, sản lượng tôm tăng cao, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các thương lái hạn chế tiếp cận thu mua.
Mặc dù tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng những ngày qua, ngư dân xã Tam Giang (huyện Núi Thành) phấn khởi trước những chuyến tàu câu mực khơi cập bến được mùa, được giá…
(TSVN) – Những ngày gần đây, giá thu mua tôm nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng mạnh trở lại, tôm cỡ lớn tăng nhiều hơn. Nhiều dự báo, từ nay đến cuối năm giá tôm còn tăng từ 10 – 20%.
Không chỉ giá tôm giảm mạnh mà gần 16 tấn tôm của Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chưa xuất bán được khiến các thành viên HTX “đứng ngồi không yên”.
Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, giá cá điêu hồng bán lẻ tại chợ trên địa bàn tỉnh tuần qua dao động trong khoảng 46.000 – 50.000 đồng/kg, giá cá tra bán lẻ tại chợ 35.000 – 40.000 đồng/kg.
Sau một thời gian giảm thấp do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giá cua biển tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại từ 40.000 – 100.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.
Dù năng suất ốc hương trên mỗi ao nuôi năm nay cao hơn những năm trước, nhưng người dân xứ Cồn Vạn, xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang “đứng ngồi không yên” vì gần 90 tấn ốc đang đến kỳ thu hoạch bị rớt giá, đọng hàng.
Thời gian qua, khi các địa phương trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện Chỉ thị 16, việc vận chuyển, thu mua tôm gặp rất nhiều khó khăn, giá tôm liên tục giảm, chạm đáy với giá rất thấp. Tuy nhiên,tín hiệu đáng mừng là một số địa phương trong tỉnh khi chuyển sang thực hiện Chỉ thị 15, giá tôm đã tăng lên khá nhanh.