(TSVN) – Kể từ tháng 4/2024, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng so với tháng 3, với mức tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Giá tăng khiến người nuôi tôm công nghiệp phấn khởi.
Theo một số hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu, kể từ tháng 4, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, tôm thẻ nguyên liệu: Loại 30 – 40 con/kg có giá 115.000 – 125.000 đồng/kg, loại 50 – 70 con/kg cũng dao động từ 100.000 – 110.000 đồng/kg, loại 80 – 100 con/kg có giá 80.000 – 95.000 đồng/kg. Với tôm nuôi mô hình công nghệ cao, tôm ôxy loại 30 con/kg được bán với 148.000 đồng/kg, tôm ướp đá có giá 133.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu tăng chỉ ở tôm thẻ chân trắng, còn giá tôm sú lại giảm. Cụ thể, giá tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg dao động từ 215.000 – 220.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg từ 160.000 – 165.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg…
Giá tôm nguyên liệu tăng có lợi cho người nuôi tôm công nghiệp. Ảnh: S.I.G
Những ngày đầu tháng 5/2024 này giá tôm tuy có sụt giảm so với tháng 4 nhưng không đáng kể, giảm 5.000 – 8000 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay đa số người dân đều có lãi, với khoảng 90% người nuôi đều có lời. Do đó, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh kỳ vọng trong năm nay giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng sẽ ổn định, có lợi cho người nuôi tôm.
Cũng từ tháng 4/2024, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu cũng tăng nhẹ. Cụ thể, loại 100 con/kg nuôi ao bạt có giá từ 95.000 – 97.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg và loại 100 con/kg nuôi ao đất có giá từ 94.000 – 96.000 đồng/kg, cũng tăng 5.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu tăng chỉ ở tôm thẻ chân trắng, còn giá tôm sú lại giảm. Cụ thể, giá tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg dao động từ 215.000 – 220.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg từ 160.000 – 165.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg và tôm sú loại 40 con/kg từ 125.000 – 130.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg.
Các hộ nuôi tôm đều kỳ vọng trong năm nay giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng sẽ có sự biến động theo hướng ổn định, có lợi cho người nuôi tôm. Bởi giá tôm nguyên liệu tăng sẽ giúp nhiều người nuôi tôm ở Cà Mau gia tăng lợi nhuận và tiếp tục duy trì, tái đầu tư phát triển ngành nghề nuôi tôm để tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến xuất khẩu.
Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp cũng tăng cường hướng dẫn người nuôi tôm cần tuân thủ đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như: thả nuôi với mật độ vừa phải, không quá dày. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản của các cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, các yếu tố đầu vào khác trong nuôi trồng thủy sản và kiểm soát chặt chẽ chất lượng thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu..
Hương Thảo