Hai thập kỷ qua, người ta quan tâm ngày càng nhiều hơn tới copepods và ngay cả cách thức cho ăn giai đoạn đầu đời cũng đang dần thay đổi. Bên cạnh đó, quản lý môi trường và bền vững luôn là những vấn đề được quan tâm trong ngành thủy sản hiện nay.
Cũng trong NTTS, người nuôi cần lưu ý đến quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro xuất hiện ngay sau đánh giá đúng rủi ro. Chỉ một số ít khu vực sản xuất thủy sản hiện đại mới đề cao quản lý rủi ro để ngăn chặn nhiều mối nguy tiềm ẩn. Trong khi, phần lớn các trại nuôi luôn bị động chờ đợi xảy ra sự cố rồi mới lên kế hoạch khắc phục hoặc xử lý.
Để ngành thủy sản thực hiện được mục tiêu gia tăng sản lượng lương thực lên 70% trên phạm vi toàn cầu trong 30 năm tới, chúng ta buộc phải đánh giá nghiêm túc những rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro này sẽ lộ diện khi chúng ta mở rộng sản xuất ra ngoài khơi.
Trong ngành thủy sản, vẫn còn nhiều khoảng trống dành cho công tác đào tạo, tập huấn. Có thể nói, giáo dục và đào tạo là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản nuôi. Bởi vậy, các phiên hội thảo, sự kiện ngành thủy sản luôn luôn cần thiết bởi đây là nơi các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về thủy sản hữu ích cho người nông dân và nhà quản lý. Ngoài ra, các quốc gia nuôi thủy sản cũng nên chú trọng tới video game để phát triển giáo dục, đào tạo. Loại hình đào tạo này không mới, bởi cách đây vài năm UNEP đã hỗ trợ sự phát triển của Auqa Republica để giúp trại nuôi học hỏi kỹ năng quản lý nguồn nước.
Tuy nhiên, hai nhân tố đóng vai trò quyết định sự bền vững của ngành thủy sản là dinh dưỡng và công thức thức ăn. Chúng ta đã dùng cạn kiệt nguồn thức ăn truyền thống (bột cá) nên cần phải tìm ra nguồn thức ăn thay thế bền vững hơn. Nhưng sứ mệnh này chỉ thành công nếu người nuôi cá được trang bị kiến thức về dinh dưỡng và công thức thức ăn.
Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã thực hiện hàng loạt giải pháp để duy trì sự phát triển bền vững. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm cách nào hỗ trợ người nuôi quy mô nhỏ làm ăn bền vững? Điều này sẽ phụ thuộc vào cơ chế quản lý hiệu quả. Cho dù là quy tắc nào đi nữa cũng phải dựa trên cơ sở khoa học. Những chương trình phát triển quản lý vùng thủy sản và ưu tiên bền vững với quỹ tín dụng thấp sẽ hỗ trợ việc đáp ứng các mục tiêu bền vững.
Chúng ta đang sống trong “thời đại thủy sản châu Á”, ở đó sự phát triển cũng như những tiềm năng của châu Á trong ngành thủy sản là rất lớn. Tôi tin rằng chính phủ các nước châu Á sẽ điều chỉnh chính sách cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực tất cả vì một tương lai bền vững của ngành thủy sản toàn cầu. Ngành NTTS, như các ngành khác sẽ điều chỉnh theo nhu cầu toàn cầu và điều này sẽ giúp ngành NTTS châu Á giữ vững ngôi vị đầu bảng.