Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và hiện ngành này cũng đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thủy sản Việt Nam tiếp tục phát huy được những ưu điểm đã có?
Việt Nam có quyền làm chủ để thúc đẩy phát triển thủy sản, gồm cả việc thúc đẩy năng suất và lợi nhuận. Việt Nam đã đặt mục tiêu xuất khẩu khẩu tôm đạt 10 tỷ USD đến năm 2025; Với bước phát triển như thế, đây là một điều đáng khích lệ, tuy nhiên, ngành này vẫn phải đối diện với một vài thách thức.
Thứ nhất, việc phát triển của ngành đang mâu thuẫn với một số chiến lược và kế hoạch khác. Chẳng hạn, việc phát triển ngành tôm đang mâu thuẫn với chiến lược bảo vệ vùng bờ, vì hầu hết khu vực nuôi tôm đều nằm giáp ranh với vùng bờ biển. Do đó, trong quá trình khai thác nuôi tôm đã nảy sinh mẫu thuẫn làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái gần biển đó. Thứ hai, nuôi trồng thủy sản đang có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. Thứ ba, khó trong việc tiếp cận các hộ kinh doanh/nuôi nhỏ ở vùng nông thôn để gia tăng thu nhập cho họ. Vì vậy, cần phải có một chiến lược tổng thể để phát triển ngành thủy sản. Thị trường thế giới ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, từ bản thân sản phẩm đến quy trình sản xuất không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Nếu thủy sản Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu này mới đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thêm một thách thức nữa đó là sự phân mảnh trong chuỗi sản xuất. Cần có sự phối hợp hài hòa, chẳng hạn giữa nông dân và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để làm thế nào khi con tôm ra thị trường đều được các bên liên quan công nhận đã đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra. Nếu làm được, con tôm Việt Nam không những nâng cao được chất lượng, mà còn tăng năng suất và giảm chi phí.
GIZ đang tiếp tục hỗ trợ phát triển bền vững ĐBSCL, trong đó gồm cả việc phát triển nuôi trồng thủy sản. GIZ cũng đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam, cũng như các khối tư nhân để thúc đẩy các hoạt động này trong ba lĩnh vực. Một là tiếp tục tổ chức các đối thoại, nâng cao sự phối hợp giữa các bên liên quan. Hai là hỗ trợ thúc đẩy tiếp cận thị trường nhằm giúp tôm Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường hơn. Để làm được điều này GIZ hỗ trợ con tôm Việt Nam tiếp cận các chứng nhận, chứng chỉ sinh thái, nâng cao chất lượng; cũng như nỗ lực xây dựng, đưa thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam đi đầu thế giới. Ba là hỗ trợ thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong nuôi tôm, chẳng hạn việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của thế giới; nỗ lực sản xuất tôm giống sạch và kháng bệnh; giảm thiểu các chi phí đầu vào thông qua liên kết giữa nhà sản xuất, chế biến, đơn vị xuất nhập khẩu… Khoa học công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để giúp con tôm Việt Nam bứt phá.