Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có hơn 70% dân số sinh sống bằng nghề đánh bắt, chế biến thủy – hải sản, trong đó dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác thủy sản ở đây phát triển toàn diện và bền vững.
Trên địa bàn thị trấn Vàm Láng đã hình thành hơn 120 cơ sở sơ chế, chế biến hải sản, chủ lực vẫn là xẻ khô, làm mắm, làm ruốc, sơ chế ghẹ, tôm, cua, thủy sản đông lạnh, sửa chữa tàu thuyền… và hàng trăm hộ dân làm những công việc thủ công phục vụ nghề cá như: Xây đáy sông cầu, nứt cào… với gần 2.000 lao động thường xuyên làm các công việc hậu cần nghề cá.
Tôm, cua, mực được người dân sơ chế rồi đông lạnh. Với các loại cá như: Cá lạt, lù đù, lưỡi búa… sau khi xẻ dọc, làm sạch được đem phơi thành khô.
Đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tàu, thuyền đánh bắt là khâu quan trọng nhất cho chuyến ra khơi.
Chuẩn bị nước đá cho một chuyến đánh bắt dài ngày.
Phân loại, sơ chế mực, tôm ngay tại cảng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại thị trấn Vàm Láng.
Sơ chế ghẹ đông lạnh xuất khẩu tại cơ sở của cô Trần Thị Mộng Thu.
Người dân đan lưới để phơi các loại khô.
Vào lúc sáng sớm và chiều tà, làng biển tấp nập người mua bán và vận chuyển các loại hải sản sau chuyến đánh bắt của các tàu cá.
Ngư dân trở về sau chuyến đánh bắt.
Đan lưới – dụng cụ không thể thiếu của ngư dân.